Thuốc trị COVID-19: Thận trọng với những tin đồn

Thứ tư - 19/02/2020 21:40
Giữa tâm điểm dịch bệnh viêm phổi cấp (COVID-19), nhiều thông tin về các loại thuốc giúp phòng ngừa, thậm chí chữa khỏi bệnh xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Thuốc trị COVID-19: Thận trọng với những tin đồn

Nhưng theo khẳng định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc sử dụng vitamin C, thảo dược truyền thống hay tự dùng thuốc như kháng sinh để phòng, chống COVID-19 là không hiệu quả.

Kháng sinh không diệt được virus

Kháng sinh là các thuốc có tác dụng với các bệnh do vi khuẩn gây ra. Mỗi loại kháng sinh sẽ tác dụng lên một số chủng vi khuẩn nhất định. Các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus vì cấu tạo của virut hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn. Vì vậy không được dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus. Tuy nhiên, nếu trong quá trình bị bệnh bởi virus, bệnh nhân có thể có nguy cơ nhiễm thêm các vi khuẩn cơ hội thì việc điều trị có thể được kết hợp với kháng sinh, nhưng việc này phải được quyết định bởi bác sĩ điều trị.

Theo Quyết định 125/QĐ-BYT năm 2020 về hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại virus này. Vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã khẳng định: COVID-19 là một loại virus, do đó sử dụng kháng sinh để phòng hay điều trị là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân nhập viện do nhiễm COVID-19, vẫn có thể điều trị bằng kháng sinh vì bệnh nhân có thể đồng nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, không nên tự ý mua kháng sinh về uống, vì dùng thuốc không đúng quy định sẽ tạo ra những chủng kháng thuốc rất nguy hiểm.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu COVID-19.

Thuốc cảm cúm không ngăn ngừa được bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp do COVID-19 và cảm cúm thông thường đều có các biểu hiện: sốt, ho, chảy nước mũi, tức ngực... nên nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc cảm cúm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh. Nhưng đây là một tin đồn vô căn cứ. Nếu như cảm cúm, sốt thông thường không mắc phải những nhiễm trùng nghiêm trọng, cơ thể sẽ đỡ dần nếu được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thậm chí nhiều trường hợp không cần dùng thuốc, chỉ nghỉ ngơi và uống đủ nước, cảm cúm sẽ dần thuyên giảm trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm COVID-19, việc uống thuốc thông thường sẽ không làm tình trạng bệnh đỡ hơn. Bên cạnh việc thân nhiệt tăng cao bất thường, COVID-19 sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây viêm phổi nên dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt, đây là một dấu hiệu mà cảm cúm thông thường không có. Đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém, những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch thì tình trạng bệnh dễ trở nặng và gây tử vong cao.

Vitamin C không phải là “thần dược”

Vitamin C tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa cơ thể giúp hỗ trợ sản xuất interferon - một loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng vitamin C và các thực phẩm có chứa vitamin C hiện nay được khuyến khích như là một trong những biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin C hằng ngày không đồng nghĩa với việc hoàn toàn có thể phòng ngừa được dịch bệnh. Hơn nữa việc lạm dụng hoặc bổ sung quá liều lượng sẽ gây nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Do đó, việc quan trọng lúc này là chúng ta cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ theo đúng những khuyến cáo của Bộ Y tế, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không đưa tay bẩn lên mắt, môi, miệng, tránh tiếp xúc nơi đông người...

Chưa có thuốc đặc trị

Theo WHO, cho tới nay chưa có loại thuốc đặc trị có thể phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19. Cũng chính vì chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị nên một số cá nhân đã lợi dụng để quảng cáo, rao bán các loại thực phẩm chức năng, bài thuốc được cho là phòng chống được bệnh mà chưa được kiểm chứng, chứng nhận của cơ quan y tế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, thậm chí thiệt mạng nếu không kịp thời đến điều trị tại các cơ sở y tế. Bà Sylvie Briand, đại diện của của WHO cho biết “khi chúng ta đối phó với đại dịch, thứ chúng ta phải đối phó không chỉ là dịch bệnh mà còn là “dịch thông tin” khi có quá nhiều tin đồn và tin giả liên quan”.

Hiện WHO và các quốc gia đang phối hợp để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và phát triển vắc-xin để ngừa bệnh. Với sự nỗ lực không mệt mỏi của các y, bác sĩ, nhiều bệnh nhân hiện đã được điều trị khỏi bệnh, xuất viện và trở về với cuộc sống thường ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:631 | lượt tải:74

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:679 | lượt tải:109

1045/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá vật tư, hóa chất

Lượt xem:764 | lượt tải:115

1031/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:693 | lượt tải:126

1000/TTYT

Về việc Yêu cầu báo giá hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Lượt xem:936 | lượt tải:133
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay8,360
  • Tháng hiện tại196,198
  • Tổng lượt truy cập9,602,484
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây