Hội thảo triển khai khẩn cấp công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ năm - 03/08/2017 22:09
Sáng ngày 02/8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức Hội thảo triển khai khẩn cấp công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết cho các lãnh đạo, trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh và cán bộ truyền thông của 13 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố. Thầy thuốc nhân dân, BS Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Bác sĩ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Bác sĩ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 01/8 toàn tỉnh có 65 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 10/13 huyện, thị xã, thành phố, tăng 10 lần so với cùng kỳ năm 2016, không có trường hợp tử vong, trong đó thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà có số người mắc sốt xuất huyết nhiều nhất với 34 trường hợp.

Bác sĩ Võ Ánh Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lộc Hà cho rằng: Ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch tại thôn Nam Sơn, Thịnh Lộc đang còn thấp, chính quyền địa phương vào cuộc chưa kịp thời. Mong muốn thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền địa phương để ngăn chặn không cho dịch sốt xuất huyết gia tăng.
Bác sĩ Lê Văn Xuân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh: Thực hiện các biện pháp truyền thông phòng, chống dịch bệnh như: tại vùng có dịch hàng ngày phát các bài phát thanh về phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng đến tận thôn, xóm; phối hợp với chính quyền đại phương trực tiếp đến tuyên truyền tại từng nhà dân; đẩy mạnh công tác giám sát, kết hợp vệ sinh môi trường, phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh.

Tại hội thảo, các đại biểu về tham dự đã nêu các ý kiến về những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Đồng thời đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống sốt xuất huyết trong thời gian tới như: tại vùng có dịch, hàng ngày phát các bài phát thanh về phòng, chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng đến tận thôn, xóm; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trực tiếp đến tuyên truyền tại từng hộ dân; đẩy mạnh công tác giám sát, kết hợp vệ sinh môi trường, phun hóa chất phòng, chống dịch bệnh. Tại vùng chưa có dịch hàng tuần phát các bài phát thanh trên hệ thống thông tin; đến từng hộ dân tuyên truyền vệ sinh môi trường, giám sát dịch bệnh. Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh.

Thầy thuốc nhân dân, BS Trần Xuân Dâng, phát biểu chỉ đạo hội thảo

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thầy thuốc nhân dân, BS Trần Xuân Dâng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng: Với thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh trưởng và phát triển, nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh còn thấp. Vì thế, đề nghị các Trung tâm Y tế dự phòng huyện khẩn cấp tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sốt xuất huyết; triển khai công tác tập huấn phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường công tác giám sát tại địa phương; triển khai tổng chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết trên toàn huyện; đẩy mạnh công tác truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp đến tận nhà dân, hướng dẫn người dân cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Cũng trong sáng nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng, chống bệnh dại cho lãnh đạo, trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh, cán bộ truyền thông của 13 Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị, thành phố.

Tại lớp tập huấn cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã báo cáo tình hình bệnh dại trên cả nước và ở Hà Tĩnh. Theo đó, những năm qua bệnh dại ở nước ta đã làm chết nhiều người. Giai đoạn 2011 đến 2016, trung bình mỗi năm cả nước có 92 ca tử vong và khoảng 400.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng. Năm 2016 bệnh dại đã xảy ra tại 28 tỉnh, thành phố, làm 91 người chết và 411.937 người phải đi điều trị dự phòng; riêng trong 5 tháng đầu năm 2017 đã có 23 người tử vong do bệnh dại tại 12 tỉnh, thành phố. Còn tại Hà Tĩnh, từ năm 2012 đến tháng 7 năm 2017, toàn tỉnh có 08 người tử vong tại 4 huyện, trong đó 04 trường hợp tại huyện Cẩm Xuyên, 02 trường hợp tại huyện Vũ Quang, 01 trường hợp tại huyện Can Lộc và 01 trường hợp tại huyện Hương Sơn. Năm 2016 có 1.845 người bị chó cắn phải đi tiêm phòng tại các Trung tâm Y tế dự phòng huyện và tỉnh. 6 tháng đầu năm 2017, có 654 người bị chó cắn phải đi tiêm phòng tại các Trung tâm Y tế dự phòng huyện và tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, giám sát, điều tra ổ dịch và thu thập các thông tin, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã hướng dẫn cho các Trung tâm Y tế dự phòng huyện một số đặc điểm của bệnh dại trên người; cách chẩn đoán bệnh dại, thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ lây truyền, đường lây truyền; phương pháp giám sát bệnh dại; kiểm soát và khống chế bệnh dại; các biện pháp dự phòng, điều tra và xử lý ổ dịch.

Bên cạnh đó, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đề nghị các Trung tâm Y tế dự phòng các huyện tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; biện pháp phòng, chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân lên cơn dại đều tử vong. Vì thế, khi bị chó, mèo cắn phải đến ngay Trung tâm Y tế dự phòng huyện hoặc tỉnh để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại kịp thời./.

Tác giả: Thanh Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:32 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay6,822
  • Tháng hiện tại202,416
  • Tổng lượt truy cập11,636,566
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây