Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng

Chủ nhật - 27/08/2017 20:25
Tại Hà Tĩnh, mỗi năm quản lý và điều trị trên 86.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm; trong đó nhóm bệnh tim mạch chiếm 16%, đái tháo đường chiếm 5%, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 3,7%. Bệnh không lây nhiễm tại Hà Tĩnh đang là mối nguy, thách thức đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới.

Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, ngày cuối tuần nhưng các phòng chật kín bệnh nhân. Khoa được giao chỉ tiêu 30 giường bệnh, nhưng thực kê lên tới 100 giường. Hành lang, khu siêu âm trước đây cũng được sửa sang lại thành phòng cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đang ngày một tăng trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người dân và tăng áp lực cho các cơ sở y tế.

Tại khoa Nội tiết mỗi ngày điều trị từ 50-60 bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân đều bị biến chứng nặng do tiểu đường. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Đương 64 tuổi, Phường Kỳ Long – Thị xã Kỳ Anh cho biết: Ông bị đái tháo đường cách đây 7 năm. Khi phát hiện ông đã ở trong tình trạng nặng và hiện nay đã bị biến chứng suy thần, tăng huyết áp, mờ mắt…

Tư vấn cho người bệnh tại đơn vị quản lý tiểu đường, tăng huyết áp Bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh

Không chỉ ông Đương, nhiều người bệnh điều trị tại đây đang phải chống chọi với những biến chứng của đái tháo đường như: suy gan, suy thận, biến chứng bàn chân, mắt…  Và đối với những bệnh nhân này theo Bác sỹ Nguyễn Thái Thọ - Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, công tác điều trị chỉ làm chậm quá trình biến chứng và chữa các biến chứng.

Bệnh không lây nhiễm thường là các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, bệnh phổi mãn tính… Đây là những bệnh có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Những người mắc các bệnh không lây nhiễm thường phải điều trị suốt đời. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi lâu dài, các bệnh không lây nhiễm sẽ gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ví dụ như bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác làm cho hàng trăm ngàn người bị liệt, tàn phế và mất sức lao động mỗi năm. Đái tháo đường nằm trong 10 nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở cả nam và nữ giới, gây các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng, gây tổn thương bàn chân và có thể dẫn đến phải cắt cụt chi...

Để chăm sóc điều trị tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, thời gian qua ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động dự phòng, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh. Tại tuyến tỉnh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã thành lập khoa Ung bướu, phát triển các kỹ thuật mới đồng thời là bệnh viện hạt nhân của Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Đến thời điểm này, Khoa Ung bướu BVĐK tỉnh đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao về điều trị ung thư. Cùng với đó, BVĐK tỉnh cũng đang nỗ lực triển khai đề án Tim mạch can thiệp, điều trị các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa để tạo điều kiện cho bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm được chăm sóc và thụ hưởng nhiều kỹ thuật ngang tuyến trung ương ngay trong tỉnh.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tất cả đều đã triển khai đơn vị quản lý bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp; quản lý, điều trị bệnh nhân bị Phổi tắc nghẽn mãn tính để tư vấn, điều trị dự phòng cấp II cho nhóm bệnh nhân này. Mô hình được duy trì và phát triển hiệu quả từ nhiều năm nay. Như BVĐK thành phố Hà Tĩnh, đến nay đã có hơn 15 ngàn bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp được quản lý theo hồ sơ. Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh quản lý gần 3 ngàn bệnh nhân, bệnh viện Hương Sơn hiện đang quản lý điều trị gần 2 ngàn bệnh nhân…. Bác sỹ Trần Chí Quyết - Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Hương Sơn cho biết: Đơn vị tư vấn điều trị Đái tháo đường và tăng huyết áp của bệnh viện được thành lập từ năm 2015 với 200 bệnh nhân đến nay đã quản lý và điều trị hơn 600 bệnh nhân ĐTĐ và hơn 1000 bệnh nhân tăng huyết áp. Các bệnh nhân được quản lý và chăm sóc tốt nên bệnh ổn định, hạn chế được rất nhiều biến chứng nguy hiểm do ĐTĐ và THA gây ra.

Kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân tại Trạm Y tế thị trấn Phố Châu - Hương Sơn

Trước tình hình dịch tễ bệnh không lây nhiễm ngày càng diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh trong cộng đồng chưa phát hiện được còn khá cao, trong khi đó nhiều nguy cơ bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng được, ngành Y tế đã hướng tới mô hình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.  Theo Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế Hà Tĩnh: Từ năm 2017, ngành đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối triển khai thí điểm quản lý các bệnh không lây nhiễm tại 13 xã của 13 huyện, thị, thành phố. Tại các xã này sẽ thực hiện khám sàng lọc đái tháo đường kết hợp tăng huyết áp cho các đối tượng và đưa số người được phát hiện mắc bệnh vào danh sách quản lý.  Các đối tượng sẽ được quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe và cấp thuốc định kỳ tại trạm y tế xã . Bước đầu thực hiện, đã được sự hưởng ứng tích cực của người dân và ngành chức năng.

Với mục tiêu chung  khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế số người tàn tật và tử vong do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó, ưu tiên phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, các bệnh mạn tính như: Gan, thận, bệnh khớp. Thời gian tới ngành Y tế sẽ tập trung vào định hướng để tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm theo hướng toàn diện, lồng ghép, dựa vào cộng đồng và huy động sự tham gia chủ động của các ban ngành, đoàn thể. Đồng thời tập trung tổ chức hệ thống dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến xã, phường; củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm...

Để thực hiện được mục tiêu này, thiết nghĩ bên cạnh sự vào cuộc của ngành Y tế, các ngành liên quan, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể địa phương cần tích cực vào cuộc trong xây dựng môi trường sống lành mạnh cho nhân dân như hạn chế rượu bia, thuốc lá, khuyến khích chế độ dinh dưỡng, vận động thể lực lành mạnh nhằm ngăn chặn từ đầu nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm./.

Tác giả: Thu Hòa

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:18 | lượt tải:14

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay9,145
  • Tháng hiện tại45,112
  • Tổng lượt truy cập11,479,262
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây