Thang điểm hôn mê Glasgow ở người lớn

Thứ ba - 08/08/2017 23:05
Thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale/GCS) ban đầu được sử dụng để mô tả mức độ ý thức ở bệnh nhân có tổn thương não do chấn thương [1], sau này nó được áp dụng rộng rãi hơn trong việc mô tả mức độ ý thức ở bệnh nhân hôn mê nói chung.
Thang điểm hôn mê Glasgow ở người lớn
Việc đánh giá/mô tả mức độ ý thức của bệnh nhân hôn mê bằng thang điểm hôn mê Glasgow theo 3 tiêu chí: mở mắt (eye opening/E), đáp ứng vận động (motor response/M), và đáp ứng lời nói (verbal response/V).

Điểm hôn mê Glasgow (GCS score) được xác định bằng tổng số điểm của 3 tiêu chí trên, điểm cao nhất là 15 và điểm thấp nhất là 3, như sau: GCS score = E + M + V

E - Điểm mở mắt

- Mở mắt có ý thức (tự nhiên): 4 điểm

- Đáp ứng mở mắt khi ra lệnh: 3 điểm

- Đáp ứng mở mắt khi gây đau: 2 điểm

- Không mở mắt: 1 điểm

V - Điểm đáp ứng lời nói tốt nhất

- Trả lời có định hướng: 5 điểm

- Trả lời lộn xộn: 4 điểm

- Trả lời không phù hợp: 3 điểm

- Nói khó hiểu: 2 điểm

- Không trả lời: 1 điểm

M - Điểm đáp ứng vận động tốt nhất

- Thực hiện theo yêu cầu (làm theo lệnh): 6 điểm

- Đáp ứng có định khu khi gây đau: 5 điểm

- Rụt chi lại khi gây đau: 4 điểm

- Co cứng mất vỏ khi gây đau(decorticate posturing): 3 điểm

- Tư thế duỗi cứng mất não khi gây đau(decerebrate posturing): 2 điểm

- Không đáp ứng với đau: 1 điểm

Nhẹ: GCS score ≥ 13; Trung bình: 9 ≤ GCS ≤ 12; Nặng: GCS ≤ 8
 

Câu hỏi thường được đặt ra là:

1. Khi bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy thì điểm hôn mê Glasgow được tính toán như thế nào?

2. Nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì làm thế nào để tính toán điểm hôn mê Glasgow?

Theo Medscape (truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017) [2]:

1. Nếu bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy, không đánh giá được lời nói, thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là mở mắt và đáp ứng vận động tốt nhất. Ngoài ra, hậu tố "T" có thể được thêm vào sau điểm hôn mê Glasgow để cho biết bệnh nhân được đặt ống nội khí quản. Hậu tố "T" là cái gì, bản chất nó là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là tube (ống). Như vậy, với bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 10T và thấp nhất là 2T (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3T).

2. Tương tự, nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là đáp ứng lời nói tốt nhất và đáp ứng vận động tốt nhất. Ngoài ra, hậu tố "C" có thể được thêm vào sau điểm hôn mê Glasgow để cho biết bệnh nhân có cả hai mắt tổn thương không thể mở được. Hậu tố "C" là cái gì, bản chất nó là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là closed (nhắm mắt). Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 11C và thấp nhất là 2C (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3C).


1. Jennett B, Bond M. Assessment of outcome after severe brain damage. Lancet. 1975 Mar 1. 1(7905):480-4. 
2. http://emedicine.medscape.com/article/2172603-overview

Tác giả: Hà Phương

Nguồn tin: Bác sỹ nội trú:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:23 | lượt tải:26

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay5,812
  • Tháng hiện tại105,662
  • Tổng lượt truy cập11,813,780
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây