Biến chứng TĐMP/HKTMS làm tăng nguy cơ tử vong, tàn phế và chi phí điều trị của bệnh nhân lên cao hơn. Tỷ lệ HKTMS ở khoa Hồi sức tích cực (HSTC) từ 28-32%, tỷ lệ này cao hơn ở nhóm bệnh nhân chấn thương 60%, và đặc biệt cao ở bệnh nhân đột quị 70%.\
Ở Việt Nam, tác giả Huỳnh Văn Ân và cs làm khảo sát HKTMS chi dưới bằng siêu âm Duplex trên 54 bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức tích cực vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, kết quả siêu âm Duplex lần một sau một tuần nằm viện phát hiện 46% bệnh nhân có HKTMS, siêu âm lần hai sau một tuần phát hiện thêm 17% bệnh nhân bị HKTMS. Tuy nhiên chẩn đoán TĐMP/HKTMS ở khoa HSTC rất khó khăn do việc khai thác và phát hiện triệu chứng bị ảnh hưởng bởi các lí do khác như: bệnh nhân thở máy, bệnh nhân sử dụng thuốc an thần, bệnh nhân hôn mê.
Theo Crowther MA, Cook DJ, Griffith LE và cộng sự, có tới 95% các trường hợp HKTMS ở khoa HSTC không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Một nghiên cứu của William Geerts và Rita Sellby về dự phòng HKTM ở khoa ICU chỉ ra tỷ lệ tử vong do HKTMS ở khoa Hồi sức tích cực được báo cáo từ 7- 27%. Vì thế dự phòng HKTMS/TĐMP luôn cần được lưu ý trong thực hành lâm sàng tại khoa HSTC.
Một số nghiên cứu khảo sát tại một số đơn vị cấp cứu trong nước cho thấy việc điều trị dự phòng huyết khối với số lượng bệnh nhân còn ít cho thấy dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở các bệnh nhân ở Việt Nam còn bị coi nhẹ. Trên thế giới, dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã là thường quy và nhiều hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối đã được đưa ra như: khuyến cáo hội lồng ngực Mỹ năm 2012 (ACCP 2012), khuyến cáo của hội tim mạch châu Âu (ESC).
Tại Việt Nam, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cũng đã được hội tim mạch Việt Nam đưa ra năm 2011 và mới được cập nhật năm 2016. Với đối tượng bệnh nhân điều trị ở khoa Hồi sức tích cực có những đặc thù riêng, cần có hướng dẫn dự phòng TTHK một cách chi tiết.
Tải về