Sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm Biguanid

Thứ tư - 09/09/2015 23:20
Các thuốc nhóm Biguanid là tác nhân hạ đường huyết có nguồn gốc từ một cây thân thảo có tên khoa học là Galega officinalis được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Cơ chế tác dụng của Metformin đến nay vẫn chưa sáng tỏ hoàn toàn,có thể thông qua 3 cơ chế: - Giảm sản xuất Glucose ở gan - Tăng độ nhạy cảm với insulin của cơ - Làm chậm sự hấp thu glucose ở ruột Metformin cũng thể hiện tác động có lợi trên chuyển hóa lipid(giảm cholesterol toàn phần,LDL-cholesterol và triglycerid)
Công thức hóa học cuả Metformin
Công thức hóa học cuả Metformin
Dược động học:
- Hấp thu : Metformin hâp thu không hoàn toàn.Sinh khả dụng chỉ đạt khoảng 50-60%.Sau khi uống nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khoảng 2.5 giờ.Thức ăn làm giảm nhẹ hấp thu
- Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương ở mức không đáng kể
- chuyển hóa: Metformin không bị chuyển hóa ở gan do bản chất phân cực mạnh
- Thải trừ: thuốc được thải trừ nguyên vẹn qua thận bởi 2 con đường: lọc qua cầu thận và bài xuất ở ống thận

Chỉ định:
- Metformin là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc Insulin đặc biệt ở bệnh nhân thừa cân,sau khi luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn không đủ để kiểm soát đường huyết
- Metformin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chứng mạch máu lớn
- Metformin cũng có thể được sử dụng như là lựa chọn cuối cùng,kết hợp với Insulin cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc Insulin
Lưu ý: Khác với các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống khác,metformin có ưu điểm là không gây tăng cân

Chống chỉ định:
- Rối loạn liên quan đến tình trạng thiếu oxy mô(suy tim hoặc suy hô hấp,sau nhồi máu cơ tim mới mắc...)
- suy thận mạn,ngay cả suy thận ở mức độ trung bình(thanh thải creatinin < 60ml/phút) bất kỳ bệnh lý nào gây ảnh hưởng đến chức năng thận,mất nước
- Suy gan,ngộ độc rượu cấp tính,nghiện rượu
- Đái tháo đường có nhiễm toan ceton,tiền hôn mê đái tháo đường
- Nhiễm khuẩn nặng(nhiễm trùng huyết,nhiễm khuẩn tiết niệu...) sốc nhiễm trùng

Phụ nữ có thai và cho con bú:
Trong khi còn thiếu dữ liệu trên đối tượng này,không khuyến cáo sử dụng metformin trong thai kỳ,trong thời gian cho con bú và cả ở bệnh nhi dưới 10 tuổi

Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn tiêu hóa:(gặp trên 5% đến 20% bệnh nhân) thường xuất hiện sớm trong quá trình điều trị,có thể hồi phục và giảm đi nếu dùng thuốc tăng liều từ từ và uống thuốc vào cuối bữa ăn
- Giảm hấp thu vitamin B12
- Phản ứng trên da(hiếm gặp): ban đỏ,ngứa,mày đay
- Nhiễm toan lactic(rất hiếm gặp,nhưng tỷ lệ tử vong lên tới 50%)

Tương tác thuốc:
- Tương tác CCĐ: Phải ngừng dùng Metformin trong trường hợp cần tiêm các thuốc cản quang chứa Iod(48 giờ trước và sau tiêm) do nguy cơ suy thận và nhiễm toan lactic
- Tương tác thuốc cần thận trọng khi sử dụng:
+ Các thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose,làm tăng đường huyết(clorpromazin,glucocorticoid,progesteron liều cao,thuốc tác động giống giao cảm)
+ Thuốc lợi tiểu quai(nguy cơ suy giảm chức năng thận và tích lũy metformin)
Cần giám sát chặt chẽ hơn khi sử dụng đồng thời metformin với thuốc lợi tiểu,thuốc hạ huyết áp,thuốc chống viêm NSAIDs,Insulin,Sulfamid,thuốc kháng nấm nhóm Azol,các chế phẩm thuốc chứa cồn

Theo dõi nền với bệnh nhân sử dụng Metformin:
- Mỗi 3 tháng: Kiểm tra HbA1c,kiểm soát huyết áp,theo dõi cân nặng và tuân thủ điều trị
- hàng năm: kiểm tra đáy mắt,creatinin máu,sự xuất hiện micro-albumin niệu,kiểm tra bàn chân,làm xét nghiệm theo dõi các thành phần lipid máu,điện giải đồ

Phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường:
Nếu sử dụng Metformin đơn độc không đủ để đạt được mục tiêu đường huyết,có thể phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc Insulin
- Metformin + Glitazon : Kết hợp có khuynh hướng tăng sự nhạy cảm của tế bào Insulin(không kèm theo nguy cơ hạ đường huyết)
- Metformin + các chất làm tăng tiết Insulin(thuốc nhóm sulfonylure hoặc glinid): Metformin có khunh hướng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các chất kích thích bài tiết Insulin (Kèm theo nguy cơ hạ đường huyết)
- Metformin + chất ức chế alpha-glucosidase:
Ascarbose và miglitol ức chế sự tiêu hóa carbohydrat tại ruột và do đó làm chậm sự hấp thu glucose.cùng với metformin,thuốc làm tăng tác dụng ức chế sự hấp thu của glucose tại đường tiêu hóa

Cách thức kê đơn:
Metformin được sử dụng đầu tay sau khi việc thay đổi chế độ ăn không giúp đạt được mục đích điều trị
Liều dùng nên được điều chỉnh từ từ,sau khoảng 10 đến 15 ngày và phải phù hợp với kết quả xét nghiệm
Liều khởi đầu: 500mg hoặc 850mg x 2-3 lần/ngày.Liều thông thường hàng ngày là 2000mg/ngày(theo WHO)
Nên uống Metformin trong bữa ăn để tránh cảm giác kích ứng đường tiêu hóa.Nên uống thuốc hàng ngày,không gián đoạn,trong trường hợp chỉ cần dùng 1 liều duy nhất/ngày thì nên uống vào buổi sáng.
Khi sử dụng cho người cao tuổi,cần hiệu chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ hơn(theo dõi thường xuyên creatinin huyết thanh)để kiểm soat nguy cơ suy thận
Có thể sử dụng thuốc cho trẻ em trên 10 tuổi,đơn trị liệu hoặc kết hợp với Insulin với liều tối đa 2000mg/ngày

Một số lời khuyên kèm theo:
Các thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống chỉ nên được sử dụng sau khi thất bại với các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống,lối sống,đồng thời các biện pháp này vẫn phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn điều trị.Do đó kể cả khi sử dụng metformin vẫn cần tôn trọng các quy tắc cơ bản này.

- Chế độ ăn uống: Nên sử dụng các loại đường có chỉ số glucid thấp(tinh bột,trái cây,rau)hạn chế các loại đường đơn(kẹo,bánh ngọt..)
Trong mọi trường hợp quan trọng nhất là điều chỉnh mức năng lượng trong thực phẩm cho phù hợp với nhu cầu cá nhân
Tăng lipid máu thường liên quan với đái tháo đường,nên giảm lượng mỡ động vật,thay thế bằng dầu thực vật và các loại chất béo không bão hòa.

- Tập thể dục: Kết hợp với chế độ ăn uống ,tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bình thường hóa đường huyết.Khuyến khích đi bộ nhanh mỗi ngày ít nhất 30 phút.Sự gắng sức sẽ dẫn đến sử dụng lượng đường huyết dư thừa trong máu để duy trì hoạt động của các cơ

- Ngừng hút thuốc lá: Bắt buộc do nguy cơ tích lũy các biến chứng tim mạch

- Theo dõi các biến chứng của bệnh:
+ Các vết thương ở bàn chân: Tăng đường huyết làm thay đổi độ nhạy cảm của các dây thần kinh ngoại vi,đặc biệt ở lòng bàn chân,do đó các bệnh nhiễm trùng không phải luôn được phát hiện kịp thời ở bệnh nhân đái tháo đường
+ Tổn thương mạch máu: nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.tăng lipid máu kèm theo sẽ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.ngoài ra các bệnh mạch máu võng mạc điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường cũng cần được xem xét.Thăm khám mắt ít nhất mỗi năm 1 lần là cần thiết để tránh nguy cơ mù lòa

Một số điều cần nhớ trong thực hành:
Metformin có ưu điểm là không gây hạ đường huyết quá mức,đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân hay hoạt động nhiều
Metformin thường gây rối loạn tiêu hóa(tiêu chảy,buồn nôn,đau bụng...)do thuốc là 1 base yếu rất phân cực.Để tránh các tác dụng phụ này,khuyên bệnh nhân uống thuốc vào trong hoặc ngay sau bữa ăn
Metformin cũng có thể gây chuột rút và đau cơ,đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan lactic,1 tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc
Trong trường hợp bệnh nhân phải chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang có iod hoặc trải qua các phẫu thuật cần gây mê,phải dừng điều trị với metformin trước 48 giờ và chỉ sử dụng trở lại sau 48 giờ để tránh nguy cơ suy thận,dẫn đến tăng tổn lưu metformin trong cơ thể(quá liều) với hậu quả nhiễm toan lactic
tránh sử dụng rượu ở bệnh nhân dùng metformin do hội chúng nhiễm độc rượu cấp là yếu tố nguy cơ chính đến nhiẽm toan acid lactic

Tác giả: DS.Lê Thị Mai Sương

Nguồn tin: Nguồn Actualites pharmaceutiques,số 506 (bản tin cảnh giác Dược)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:23 | lượt tải:26

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:79 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay7,897
  • Tháng hiện tại104,418
  • Tổng lượt truy cập11,812,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây