Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do: dược liệu không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; các cơ sở khám chữa bệnh chỉ kiểm tra chất lượng bằng cảm quan; năng lực trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được việc kiểm soát chất lượng dược liệu trên địa bàn.
Để kiểm soát tốt chất lượng dược liệu, vị thuốc YHCT trong các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý y, dược cổ truyền đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh khi kiểm nhập dược liệu, vị thuốc YHCT vào trong đơn vị phải yêu cầu đơn vị cung ứng các dược liệu cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của từng lô dược liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp và có xác nhận của Cục Quản lý y, dược cổ truyền; giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế (C/Q) đối với từng lô dược liệu.
Liên quan đến công tác quản lý chất lượng dược liệu, Cục Quản lý y, dược cổ truyền cũng cho biết, Cục đã lên danh sách 65 loại dược liệu sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh và yêu cầu các cơ sở phải có mẫu loài đối chứng, tránh việc sử dụng nhầm lẫn hoặc dược liệu giả đối với 65 dược liệu này; danh sách 25 loại dược liệu yêu cầu phải có phiếu kiểm nghiệm (là các mẫu từng bị phát hiện hoạt chất kém, không đảm bảo chất lượng điều trị).
“Các dược liệu giả, dược liệu bị nhầm loài thường được thay thế bằng những loài khác rẻ tiền hơn, chênh lệch cả triệu đồng/kg, hoặc có giá trị chỉ bằng 22 - 30% so với dược liệu thật, một số dược liệu bị nhuộm màu, không có hoạt chất”- Cục Quản lý y, dược cổ truyền thông tin.
Về công tác kiểm nghiệm chất lượng dược liệu nói riêng, các mặt hàng thuốc nói chung, TS Nguyễn Đăng Lâm, Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho biết, hằng năm hệ thống kiểm nghiệm trên cả nước lấy khoảng 40.000 mẫu thuốc tân dược, đông dược, dược liệu để kiểm nghiệm, khoảng 20% trong đó là mẫu dược liệu và thuốc đông dược.Các mẫu lấy xét nghiệm là những sản phẩm trọng tâm, dược liệu có nguy cơ nên tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng cao, chiếm khoảng 20%. Việc tăng cường kiểm tra, cảnh báo các dược liệu kém chất lượng trong các năm qua cũng giúp thay đổi về chất lượng, ví dụ như không thấy mẫu hồng hoa bị nhuộm hóa chất rhodamin độc hại.
Tuy nhiên cũng theo ông Lâm vẫn còn các mẫu dược liệu không đạt do hàm lượng hoạt chất thấp. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở nhóm dược liệu đắt tiền mà cả ở nhóm dược liệu có giá không cao.
Không chỉ phát hiện dược liệu kém chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm đã phát hiện các thuốc y học cổ truyền bị bỏ tân dược, chủ yếu là hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm mạnh.
“Việc lén bỏ tân dược rất nguy hại cho người dùng bởi corticoid là thuốc có nhiều tác dụng phụ. Các thuốc y học cổ truyền vi phạm chất lượng chủ yếu là sản phẩm không rõ ràng nguồn gốc, thậm chí không nhãn mác, chỉ là các gói bột, viên hoàn. Do đó, người dân tuyệt đối không mua thuốc theo kiểu kinh nghiệm, truyền miệng”-ông Lâm khuyến cáo.
Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn