Fluoroquinolon: FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng

Thứ năm - 08/09/2016 22:31
Ngày 12/5/2016, FDA Hoa Kỳ cảnh báo đến cán bộ y tế các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến kháng sinh fluoroquinolon thường vượt trội so với lợi ích của thuốc trên những bệnh nhân viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và viêm đường tiết niệu không phức tạp trong trường hợp có thể lựa chọn các thuốc khác. Chỉ nên sử dụng fluoroquinolon cho những bệnh nhân không có thuốc thay thế.
Fluoroquinolon: FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng
 Kết quả quá trình rà soát của FDA Hoa Kỳ về độ an toàn của các fluoroquinolon dùng đường toàn thân (viên nén, viên nang hoặc đường tiêm) cho thấy thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng kéo dài hoặc để lại di chứng. Các tác dụng phụ này liên quan đến gân, cơ, khớp, dây thần kinh và hệ thần kinh trung ương

Sulfonylurê và nguy cơ tim mạch
Sulfonylurê có tác dụng kích thích tiết insulin từ tế bào beta đảo tụy, được sử dụng trong điều trị đái tháo đường týp 2
Thông thường, các sulfonylurê được sử dụng kết hợp với metformin ở bệnh nhân đã thất bại điều trị để đạt được mức HbA1c mục tiêu. Tuy nhiên, các thuốc này cũng có thể được sử dụng đơn độc cho bệnh nhân không dung nạp với metformin.
Nghiên cứu SPREAD-DIMCAD so sánh glipizid và metformin trên bệnh nhân Trung Quốc đã cho thấy nhóm bệnh nhân sử dụng metformin ít xuất hiện biến cố tim mạch hơn so với nhóm bệnh nhân sử dụng glipizid.
    Ủy ban Phản ứng có hại của thuốc (MARC) thuộc Medsafe kết luận rằng các dữ liệu hiện có đã đủ để xác định glibenclamid có nguy cơ gây biến cố tim mạch cao hơn so với glipizid và gliclazid. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng glibenclamid có liên quan đến nguy cơ gây hạ đường huyết cao hơn so với glipizid và gliclazid, là hai thuốc được ưu tiên sử dụng hơn trong nhóm sulfonylurê.

Corticosteroid đường toàn thân và khí dung và rối loạn cảm xúc
Corticosteroid được sử dụng trong điều trị hoặc kiểm soát triệu chứng của nhiều bệnh lý. Corticosteroid được chỉ định từ rối loạn nội tiết như suy thượng thận đến các phản ứng dị ứng trên da, bệnh về máu (như bệnh bạch cầu), bệnh phổi (như hen phế quản, khí phế thũng) và các rối loạn mô liên kết (như bệnh lupus ban đỏ hệ thống). Tuy nhiên, không phải tất cả các corticosteroid đều được phê duyệt cho tất cả các chỉ định này.
Cần lưu ý, các chế phẩm corticosteroid dạng khí dung hay dùng đường toàn thân có thể liên quan đến các phản ứng có hại trên tâm thần và hành vi, bao gồm hưng cảm, mất ngủ và các thay đổi tâm trạng như dễ bị kích thích và tăng động, hoặc thay đổi tính cách, trầm cảm nặng, thậm chí rối loạn tâm thần.
Nguy cơ xuất hiện các phản ứng có hại này thấp hơn khi điều trị trong thời gian ngắn, ngắt quãng hoặc sử dụng thuốc dùng tại chỗ (tra mắt, trên da hoặc tiêm vào khớp). Tỷ lệ xuất hiện phản ứng tăng lên theo liều corticosteroid.
Các phản ứng này thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần từ khi bắt đầu điều trị và việc giảm liều hoặc ngừng thuốc thường giúp làm giảm các triệu chứng. Việc giảm liều cần được giám sát cẩn thận để tránh ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, có thể gây suy thượng thận thứ phát, tái phát các bệnh lý nền hoặc hội chứng do ngừng corticosteroid. Cũng như nhiều thuốc khác, corticosteroid nên được sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả. 

Giảm thính lực do thuốc
Theo Bản tin Prescriber Up-date tháng 6/2016, độc tính trên thính giác do thuốc là rối loạn chức năng của tai trong (ốc tai và/hoặc hệ tiền đình) hoặc dây thần kinh sọ số 8 sau khi sử dụng thuốc. Các thuốc gây độc tính trên thính giác, có thể dẫn đến mất thính lực được trình bày trong bảng sau:
 
Nhóm thuốc Ví dụ
Các thuốc đã được ghi nhận trong y văn có thể gây mất thính lực
Kháng sinh Các aminoglycosid, macrolid, tetracyclin, vancomycin.
Thuốc chống nấm Itraconazol, terbinafin.
Thuốc chống viêm Aspirin, các thuốc ức chế COX-2, thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Thuốc điều trị sốt rét Cloroquin, mefloquin, quinin.
Thuốc chống ung thư Bortezomib, carboplatin, cisplatin, docetaxel, nilotinib, vinblastin, vincristin.
Thuốc tạo phức chelat sắt Deferasirox, deferoxamin.
Thuốc lợi tiểu quai Bumetanid, furosemid.
Thuốc ức chế phosphodiesterase týp 5 Sildenafil, tadalafil, vardenafil.
Khác Bromocriptin, febuxostat, hydroxycloroquin, interferon alpha, isotretinoin, natri valproat, tacrolimus.
   
  
Mất thính lực có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình dùng thuốc hoặc sau khi sử dụng các thuốc có khả năng gây độc cho tai, khởi phát đột ngột hoặc từ từ, xảy ra tại một bên hoặc hai bên tai với mức độ nặng khác nhau. Tổn thương ốc tai do thuốc thường gây giảm thính lực bắt đầu với những âm thanh tần số cao và tiến triển đến những âm thanh có tần số thấp hơn và cũng có thể biểu hiện bằng ù tai.
Các yếu tố nguy cơ gây mất thính lực do thuốc bao gồm:
- Tuổi (nguy cơ cao hơn ở người già và trẻ em).
- Mất nước.
- Giảm thải trừ thuốc (đặc biệt là do suy thận).
- Dùng đồng thời hai hoặc nhiều thuốc gây độc trên thính giác.
- Thủng màng nhĩ (với các thuốc được dùng tại chỗ ở ống tai ngoài).
- Đặc điểm di truyền (độc tính trên tai của aminoglycosid và cisplatin).
Cán bộ y tế cần lưu ý khi kê đơn các thuốc có khả năng gây độc tính trên tai, cần trao đổi với bệnh nhân về khả năng xảy ra mất thính lực và báo cáo những bất thường về thính lực trong quá trình sử dụng thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:23 | lượt tải:26

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay6,039
  • Tháng hiện tại105,889
  • Tổng lượt truy cập11,814,007
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây