Xuất hiện siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Chủ nhật - 26/06/2016 19:09
Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết một trường hợp đầu tiên tại nước này mắc phải siêu vi khuẩn có thể khiến mọi loại thuốc kháng sinh mất tác dụng.
Loại siêu vi khuẩn mới có khả năng chống lại loại thuốc kháng sinh mạnh nhất. Ảnh: Independent.
Loại siêu vi khuẩn mới có khả năng chống lại loại thuốc kháng sinh mạnh nhất. Ảnh: Independent.
Theo Washington Post, một loại E.coli có khả năng kháng loại kháng sinh colistin, được tìm thấy trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi, bang Pennsylvania. Colistin là loại kháng sinh gần như mạnh nhất, thường được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp các loại kháng sinh khác thất bại.

Bệnh nhân nữ có những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô dương tính với Mcr-1, loại gen đột biến trong vi khuẩn có thể chống lại mọi loại kháng sinh điều trị.

Người phụ nữ này không hề rời khỏi Mỹ trong 5 tháng qua. Vì vậy, các nhà khoa học chưa thể đưa ra kết luận về việc cô đã nhiễm siêu vi khuẩn này như thế nào, và có bao nhiêu người xung quanh cô đã bị phơi nhiễm.

Các quan chức CDC (Trung tâm Phòng chống và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ) đang làm việc với cơ quan y tế Pennsylvania để xác định nguyên nhân bệnh nhân nữ nhiễm vi khuẩn, cùng hồ sơ bệnh gần đây của cô. CDC hy vọng có thể sàng lọc bệnh nhân và ngăn ngừa lây nhiễm.

Tom Frieden, Giám đốc CDC cho biết: "Về cơ bản, phát hiện này đã cho thấy đoạn cuối con đường của thời hoàng kim thuốc kháng sinh không còn xa. Có thể vào một ngày nào đó, các bệnh nhân cần điều trị đặc biệt hoặc các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng không còn kháng sinh nữa”.

Kháng sinh hoạt động bằng cách tấn công một cơ chế cụ thể được tạo ra bởi chức năng của vi khuẩn. Nhưng cũng vì vi khuẩn có thể sinh sản một cách nhanh chóng, sự chọn lọc tự nhiên đã dẫn đến việc hình thành siêu vi khuẩn có khả năng thay đổi các cơ chế đó, và làm cho kháng sinh trở nên vô dụng.

Con người đã phát minh ra kháng sinh 85 năm trước, và trong 10 năm đầu tiên đã xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. 75 năm sau chúng ta vẫn chưa tạo ra đủ kháng sinh vượt lên sự phát triển của vi khuẩn.

Và cho đến hiện tại, loại kháng sinh mạnh nhất còn lại colistin, cũng thất bại. Colistin là kháng sinh đã có từ lâu, nhưng không được coi là hữu ích vì có thể gây hại cho thận. Nhưng cũng chính vì ít khi được sử dụng, vi khuẩn không có cơ hội để hình thành sức đề kháng chống lại nó, colistin trở nên có lợi trong việc chống lại siêu vi khuẩn.

Vi khuẩn kháng Colistin đã được tìm thấy trước đây tại châu Âu, Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên được tìm thấy tại Mỹ. Bác sĩ Yohei Doi tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết colistin được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi ở Trung Quốc, điều này có thể giúp vi khuẩn phát triển và ngày càng kháng thuốc.

"Ở những nơi như Trung Quốc, động vật sống gần những quầy hàng thực phẩm, khả năng vi khuẩn lây lan từ động vật sang người cao hơn", bác sĩ Yohei khẳng định. Ông Yohei và các chuyên gia khác cũng kêu gọi mọi người nên hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên toàn thế giới.

Các quan chức y tế công cộng từ lâu đã cảnh báo nếu vi khuẩn kháng kháng sinh tiếp tục lan rộng, việc hạn chế trong điều trị sẽ xảy ra, tăng nguy cơ tử vong. Thậm chí nhiễm trùng nhẹ cũng có thể đe dọa tính mạng, bệnh viêm phổi sẽ khó điều trị hơn.

Nguồn tin: Zing

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:24 | lượt tải:27

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay6,322
  • Tháng hiện tại106,172
  • Tổng lượt truy cập11,814,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây