Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Nếu trẻ bị táo bón do sữa công thức, cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm 1 thìa cà phê nước quả (cam, quít...) vào cốc sữa cho trẻ hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên. Nếu trẻ bú mẹ thì người mẹ cần ăn tăng cường chất xơ như ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Đối với trẻ lớn: Trẻ lớn hơn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón. Nếu trẻ chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, chỉ cần thay đổi các loại thức ăn trẻ đang dùng để trẻ đi phân mềm và không đau.
Khuyến khích trẻ có thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn. Ăn thêm các loại quả chín và không uống các loại nước ngọt có gas.
Các loại rau, quả nên cho trẻ ăn khi bị táo bón.
Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu, nên ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, 2-3 lần mỗi ngày đều đặn.
Cần đi khám khi: Phải cho trẻ đi khám ngay khi trẻ bị đau bụng dữ dội. Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. Trẻ thường xuyên bị nhiều đợt táo bón. Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng. Trẻ đi đại tiện phân có máu và đau. Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa như kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng...
Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn