Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Thứ hai - 07/11/2016 19:33
Mấy ngày nay nhà tôi có nhiều côn trùng bay vào nhà, sau đêm ngủ tôi thấy da vùng cánh tay của tôi bị đỏ lên, ngứa, rát, sưng nề, nổi mụn nước kích thước vài mm không đồng đều, có chỗ tụ lại thành đám.
Trị viêm da tiếp xúc do côn trùng
Mấy ngày nay nhà tôi có nhiều côn trùng bay vào nhà, sau đêm ngủ tôi thấy da vùng cánh tay của tôi bị đỏ lên, ngứa, rát, sưng nề, nổi mụn nước kích thước vài mm không đồng đều, có chỗ tụ lại thành đám. Khi tôi gãi, mụn bị trợt ra và chảy dịch, gây đau nhức nhiều. Tôi phải dùng thuốc gì để chữa trị vùng da bị tổn thương này? Mong bác sĩ chỉ dẫn. Tôi xin cảm ơn.

Vũ Thị Lam (Hà Nội)

Theo thư bạn mô tả thì đó là những dấu hiệu của chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng. Thời tiết đang chuyển mùa, mưa nắng bất chợt nên côn trùng (kiến ba khoang, con rết, thiêu thân…) phát triển mạnh và tấn công các khu dân cư. Các loại côn trùng này thường chứa độc tố, khi cắn hoặc tiếp xúc với da sẽ gây kích ứng viêm da. Trường hợp dễ mắc viêm da tiếp xúc do côn trùng là những người thường có thói quen cởi trần, mặc áo hở, ngủ không mắc màn, mở cửa sổ dễ bị côn trùng tấn công. Chúng đậu vào các vùng da hở, không có áo quần che chắn trên cơ thể như vùng cổ, tay và cánh tay, vùng mặt và tiết da các chất độc gây viêm da. Tổn thương viêm da do côn trùng có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, có thể diễn tiến nặng hơn khiến người bệnh có sốt nhẹ, da sưng tấy mủ, nổi hạch...
 

Trường hợp của bạn, khi thấy có các dấu hiệu bệnh sau tiếp xúc với côn trùng thì cần rửa sạch da với loại xà bông có tính kiềm làm trung hòa môi trường acid có trong chất độc của côn trùng, giảm kích ứng. Sau đó tắm rửa bình thường với nước sạch. Bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, da đóng vảy và khô dần. Nếu thấy vùng da tổn thương không có dấu hiệu thuyên giảm và có vẻ nặng hơn như da chảy nước, sưng nề thì rửa hoặc bôi ngày 2 lần các dung dịch nước muối 0,9%, dalibour, eryfluid... Khi tổn thương da khô hơn thì bôi các thuốc có chứa kháng sinh và corticoid như eumovate, fucicort, gentrison... Người bệnh ngứa ngáy nhiều thì cần uống thêm thuốc kháng histamin (desloratadin, loratadin, cetirizin, clorpheniramin..) Nếu tổn thương có nhiễm trùng thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh (cephalosporin, penicillin…) theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sưng tấy nhiều làm đau rát, đặc biệt tổn thương ở vùng mắt thì có thể uống một đợt corticoid. Dùng corticoid bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

Lưu ý khi rửa vết thương và bôi thuốc thì không nên chạm tay vào vùng thương tổn rồi chạm vào vùng da khác, bệnh sẽ lây lan. Để phòng bệnh cần tạo thói quen ngủ màn, tránh tiếp xúc với côn trùng, không giết côn trùng bằng tay, không để da tiếp xúc với chất dịch do côn trùng tiết ra. Khi bị viêm da do côn trùng cần đi khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tác giả: DS. Nguyễn Thanh Lâm

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:24 | lượt tải:27

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay6,627
  • Tháng hiện tại106,477
  • Tổng lượt truy cập11,814,595
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây