5 nguy cơ cấp cứu rình rập tấn công gia đình bạn trong dịp lễ tết

Thứ hai - 16/01/2017 08:32
Ngày lễ là dịp mọi người tận hưởng thời gian nghỉ làm hoặc nghỉ học để dành thời gian đó thư giãn bên bạn bè và người thân. Nhưng hàng nghìn người mỗi năm bị gián đoạn cuộc vui bởi bệnh hoặc chấn thương cần phải cấp cứu ở bệnh viện.
Các khoa cấp cứu ngày càng phải tiếp nhiều bệnh nhân vào viện xung quanh các ngày nghỉ lễ. Mặc dù dịp này, các bệnh liên quan đến thời tiết lạnh cũng đóng góp một phần, tùy nhiên phần nhiều ca cấp cứu là hậu quả và các vấn đề đặc trung của ngày lễ. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến.

1. Ăn và uống “thả phanh”

Đối với nhiều người, thời điểm bắt đầu dịp Tết mở ra những cuộc vui liên tiếp với những bữa tiệc nhiều đồ ăn và cũng nhiều cồn hơn thời điểm khác trong năm. Với những người có sẵn bệnh như tiểu đường, hạn chế lượng đường tiêu thụ là điều thiết yếu để tránh phải đi cấp cứu. Những người bị bệnh tim nên đặc biệt cẩn thận với muối và đồ ăn mặn. Ăn nhiều muối có thể khiến bệnh tim trầm trọng hơn. Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng người nhập viện vì suy tim tăng lên ngay sau những ngày lễ chính.

Uống rượu bia quá chén cũng tiềm ẩn những nguy cơ riêng bao gồm té ngã, tai nạn giao thông và các chấn thương khác. Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhịp tim bất thường tạm thời, thậm chí ngay cả ở những người không có bất kì vấn đề về tim nào trước đó. Điều này rất hay xảy ra quanh ngày lễ, vì vậy các bác sĩ gọi là hội chứng tim ngày lễ. Hãy cẩn thận với lượng rượu bia uống vào, và nhất định không lái xe sau khi uống rượu bia.

5 nguy co cap cuu rinh rap tan cong gia dinh ban trong dip le tet

2. Trầm cảm

Trong khi dịp lễ là thời gian tiệc tùng vui vẻ với nhiều người, đó cũng có thể là thời điểm gợi nhắc về người thương yêu cũ và những khoảng thời gian khó khăn.

Tỉ lệ trầm cảm gia tăng, được gọi là nỗi cô đơn của ngày lễ, khiến những bữa tiệc và sự kì vọng xã hội vào mùa lễ trở nên khó khăn với một số người. Tình trạng trầm cảm thậm chí có thể khiến người ta đi cấp cứu vì ý định tự tử, nghiện chất và hoảng loạn.

Một số người cảm thấy tốt hơn khi nhận ít lời mời ăn tiệc hơn hoặc chỉ dành thời gian với một ít bạn bè thân thiết và người trong gia đình. Hãy tiếp tục những thói quen giảm stress hiệu quả đối với bạn (VD: tập thể dục, viết nhật kí, trò chuyện với bạn bè), và cho phép bản thân tự lựa chọn tham gia những sự kiện cần thiết.

5 nguy co cap cuu rinh rap tan cong gia dinh ban trong dip le tet

3. Kiệt sức

Di chuyển đường dài, dọn dẹp chuẩn bị, tiệc tùng đến đêm và tích cực mua sắm – không khó hiểu nếu như chúng ta cảm thấy kiệt sức trong ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên, cần cẩn thận để không gặp phải những dấu hiệu thể chất nghiêm trọng như đau ngực, thở gấp, tim đập bất thường, hoặc đau bất thường đến kiệt sức. Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh nguy hiểm mà bạn phải đến gặp bác sĩ.

Sự kiện giảm giá Thứ sáu đen cùng những sự kiện mua sắm khác cũng tiềm ẩn nguy cơ. Đứng lâu để xếp hàng sau khi bỏ bữa sáng hoặc không uống nước đầy đủ có thể khiến bạn dễ bị ngất xỉu. Nên nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ. Điều quan trọng là nên xếp giờ ăn và nghỉ ngơi hợp lý nếu bạn dự định dành cả ngày mua sắm – nếu không muốn vào bệnh viện vì kiệt sức. Đảm bảo ưu tiên giấc ngủ bằng việc duy trì thói quen thức và ngủ điều độ và vệ sinh giấc ngủ tốt.

4. Ngã

Trượt chân, vấp và ngã ở nơi đông người là lý do phổ biến của những ca cấp cứu. Ngã khỏi thang khi đang treo đồ trang trí cũng phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc những người có sử dụng rượu bia. Đồ chơi đôi khi cũng gây ra những vụ chấn thương trong đó có trẻ nhỏ.

5 nguy co cap cuu rinh rap tan cong gia dinh ban trong dip le tet

5. Xước, đứt tay, chân

Sử dụng kéo và thước thợ để mở bao bì gây ra nhiều vụ đứt tay và nhập viện. Tương tự đối với đứt tay trong bếp khi chặt gà hoặc thái đồ ăn. Hãy cẩn thận khi dùng đồ sắc nhọn.

5 nguy co cap cuu rinh rap tan cong gia dinh ban trong dip le tet

Trước dịp nghỉ lễ

Để tránh việc phải gặp bác sĩ trong dịp lễ, cố gắng dự phòng trước các vấn đề xảy ra trước khi dịp lễ bắt đầu. Nếu một vấn đề sức khỏe đang tồi tệ dần – ví dụ tăng lượng đường máu – hoặc thuốc sử dụng đang chuẩn bị hết, đừng đợi đến khi ngày lễ mới liên lạc dịch vụ y tế. Trong dịp nghỉ lễ, có thể bác sĩ khác sẽ nhận nhiệm vụ thay vì người vẫn luôn điều trị cho bạn.

Khi nào cần thiết phải đến phòng cấp cứu?

Những rủi ro và triệu chứng trong ngày lễ nào cảnh báo bạn phải đi cấp cứu? Khó để nói trước điều này. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo quy tắc sau: đối với triệu chứng cảm lạnh thông thường, ở lại nhà. Đối với đứt tay, chân, bong gân hoặc trật khớp, cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu vấn đề trầm trọng, hãy tới ngay biện viện, đặc biệt nếu đau ngực, khó thở, triệu chứng thần kinh (ví dụ, chóng mặt, ngất hoặc mệt mỏi), cơn đau nặng mới ở bất kì bộ phận nào, và tất cả những vấn đề nghiêm trọng khác.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:18 | lượt tải:14

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay7,796
  • Tháng hiện tại43,763
  • Tổng lượt truy cập11,477,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây