Có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?

Thứ ba - 01/01/2019 20:41
Ráy tai có thể là vấn đề ba mẹ lo lắng nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?
Chỉ nên lau phía ngoài ống tai, không nên lau trong ống tai
Chỉ nên lau phía ngoài ống tai, không nên lau trong ống tai

Tại sao lại có ráy tai?

Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai, là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai được tạo ra thường xuyên và mọi lúc, vì vậy ráy tai là một chuyện bình thường.

Ráy tai có nhiều chức năng quan trọng:

- Giúp bảo vệ màng nhĩ và ống tai

- Chống thấm cho ống tai, giúp giữ cho tai khô

- Ngăn ngừa vi trùng gây nhiễm trùng.

- Giúp "bẫy" bụi bẩn, bảo vệ màng nhĩ không bị viêm, khích thích.

Ráy tai mới có tính chất mềm và màu vàng, ráy tai cũ khô hơn và chuyển sang màu nâu hoặc đen. Sau khi được tạo ra, ráy tai sẽ từ từ đi qua ống tai ngoài đến lỗ tai, rơi ra hoặc trôi ra khi tắm.

Do đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần làm gì để lấy ráy tai cho trẻ.

Chăm sóc tai cho trẻ như thế nào?

Ba mẹ chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau.

Không sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác chọc vào tai vì:

- Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh.

- Sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn

- Có thể gây nhiễm trùng cho tai

Chỉ nên lấy ráy tai nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai.

Và việc lấy ráy tai cho trẻ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng chống tắc nghẽn ráy tai

Không ngoáy tăm bông vào ống tai, vì sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai.

Không cố gắng lấy ráy tai bằng dụng cụ lấy ráy tai mà chưa được hướng dẫn bơi bác sĩ chuyên khoa vì có thể làm trầy xước ống tai và gây nhiễm trùng.

Nếu tất cả ráy tai được lấy ra sẽ làm cho ống tai bị ngứa, kích thích đặc biệt đối với những bé thường đi bơi vì ráy tai giúp thấm nước.

Hạn chế sử dụng nút tai (ví dụ như tai nghe) vì sẽ cản trở ráy tai rơi ra ngoài.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?

- Ba mẹ thấy tai trẻ chảy máu hoặc dịch vàng, xanh (mủ);

- Trẻ than đau tai, sốt hoặc giảm thính lực (nghe không rõ, nghe kém);

- Ba mẹ nghi ngờ có dị vật trong tai của trẻ;

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: bấu, giựt tai có thể là dấu hiệu của vấn đề về tai, cần được đưa đi khám bác sĩ.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

532/TTYT-KHNV

Kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2023 và xây dựng kế hoạch chất lượng bệnh viện năm 2024

Lượt xem:25 | lượt tải:12

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:87 | lượt tải:38

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:199 | lượt tải:93

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:138 | lượt tải:27

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:751 | lượt tải:92
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay15,560
  • Tháng hiện tại204,703
  • Tổng lượt truy cập9,818,833
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây