Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia sẻ: “Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm virus dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong. Đa số các trường hợp tử vong do dại thường thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vắc xin ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn” Khi bị chó, mèo cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh vết thương: Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương. Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.
Bước 2: Băng bó vết thương: Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.
Bước 3: Tiêm phòng: Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó, mèo cắn.
Để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, người bệnh không nên làm những điều sau: Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương; không chữa dại bằng thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá; không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo - Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết thêm./.
Tác giả: Thanh Loan
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn