Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Lúc 9h, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) để chuẩn bị tiêm thử mũi vaccine Nano Covax thứ hai. 30 phút sau, ông được khám lâm sàng và vào phòng chuẩn bị tiêm. Trong quá trình này, ông trò chuyện vui vẻ với cán bộ y tế.
Tiêm xong, Phó thủ tướng và Thứ trưởng Phạm Công Tạc ở lại theo dõi thêm 30 phút; sau đó ông đi thăm hỏi các tình nguyện viên đến tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 tại Học viện Quân y.
Học viện Quân y bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine Nano Covax cho các tình nguyện viên từ 25/3 đến 6/4. Đây là những người đã hoàn thành mũi tiêm thứ nhất từ 26/2 đến 9/3.
Trả lời báo chí sáng cùng ngày, Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, cho biết mục tiêu của việc tiêm thử vaccine Nano Covax giai đoạn 2, với số lượng 50 - 60 tình nguyện viên là nhằm tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả sinh kháng thể và khả năng diệt virus của kháng thể này.
“Qua kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu đều đảm bảo an toàn, tạo kháng thể tốt, khả năng trung hòa virus rất tốt. Số lượng mẫu nghiên cứu chưa lớn, nhưng vaccine cũng có hiệu quả với chủng virus của Anh”, Trung tướng Đỗ Quyết nói và cho biết đơn vị đã nỗ lực “đầy nhanh tiến độ nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho tình nguyện viên, đánh giá một cách khoa học, chính xác tính sinh miễn dịch của vaccine này”.
Với tiến độ thử nghiệm hiện nay, dự kiến cuối tháng 6, đầu tháng 7, đơn vị có thể trình Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học xem xét, đánh giá, cấp phép tiêm vaccine diện rộng. “Chúng tôi đang nỗ lực để có vaccine cho người Việt Nam một cách an toàn, hiệu quả. Thời gian rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, an toàn”, Trung tướng Nguyễn Quyết khẳng định.
Ông Quyết cũng phân tích, trong nghiên cứu thử nghiệm vaccine, theo quy định của thế giới thì phải đánh giá hiệu quả sinh miễn dịch. Nhưng với vaccine Covid-19, còn một cách khác nữa để được thế giới công nhận và cấp phép là so sánh hiệu quả với vaccine đã được cấp phép trước đó. Đơn cử, Tổ chức Y tế thế giới đã cấp phép vaccine Astra Zeneca, nên sau khi hoàn thành thử nghiệm, Việt Nam có thể so sánh giữa Nano Covax với vaccine này. Nếu Nano Covax có hiệu quả tương đương thì có thể cấp phép để sử dụng. Vì vậy, giai đoạn 3, sẽ thử nghiệm vaccine với khoảng 5.000 người; 5.000 người thử nghiệm vaccine Astra Zeneca, để so sánh.
“Tôi tin rằng với phương pháp này, Việt Nam có thể làm được và đến tháng 9, Việt Nam sẽ có vaccine thương mại”, Trung tướng Quyết nói.
Nanocovax là vaccine Covid-19 do Công ty Nanogen nghiên cứu, phát triển. Vaccine được đưa vào thử nghiệm lâm sàng từ giữa tháng 12/2020, phải trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn một có 60 người tình nguyện, tuổi từ 18 đến 50, chia làm ba nhóm thử nghiệm ba mức liều gồm 25, 50 và 75 mcg. Mục tiêu của giai đoạn này là nhằm đánh giá mức độ an toàn và một phần tính sinh miễn dịch của vaccine. Đánh giá sơ bộ của Học viện Quân y cho thấy vaccine Nanocovax sinh miễn dịch tốt sau khi phân tích mẫu máu của các tình nguyện viên vào ngày 7, ngày 28, 35 và 56 sau khi tiêm liều một ở giai đoạn một.
Giai đoạn hai thử nghiệm trên 560 người ở độ tuổi 18-75, một số có bệnh lý nền. Tình nguyện viên được lấy mẫu máu để đánh giá miễn dịch vào ngày 28, 35, 42, 3 tháng và 6 tháng sau khi tiêm liều một.
Những người này được chia thành 4 nhóm gồm 80 người tiêm giả dược, 480 người chia đều vào 3 nhóm tiêm các liều vaccine 25 mcg, 50 mcg, 75 mcg. Phương pháp thử nghiệm là tiêm mù đôi, tức người tiêm và người được tiêm đều không biết đang tiêm giả dược hay vaccine. Sau khi kết thúc thử nghiệm, nhóm tiêm giả dược sẽ được tiêm bù vaccine.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn