Hà Tĩnh triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa phương tiện tránh thai

Thứ sáu - 04/12/2020 21:36
Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, trong đó phải kể đến XHH cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển (gọi tắt là Đề án 818). Ngày 25/2/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 718/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030. Đây là quyết định quan trọng thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số trong tình hình mới.
Truyền thông về công tác DS-KHHGĐ
Truyền thông về công tác DS-KHHGĐ

Tại Hà Tĩnh, người dân đã dần quen tự chi trả dịch vụ KHHGĐ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược dân số, mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Từ sự tuyên truyền của những người làm công tác dân số, sự thay đổi trong suy nghĩ, ý thức của đông đảo người dân, mô hình gia đình ít con ngày càng được nhiều người chấp nhận. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai ngày càng tăng.
Chị Trần Thị Thúy, trú tại tổ 2, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh chia sẻ: “Với mong muốn thực hiện KHHGĐ để ổn định kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, ngay sau khi sinh con thứ 2 được 6 tháng tuổi, tôi chủ động đến cơ sở y tế để được tư vấn và lựa chọn sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai với mong muốn dừng lại 2 con để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Đến nay con đã đến tuổi đi học, điều kiện kinh tế gia đình cũng khá hơn, bản thân tôi thấy rất vui khi mình đã có quyết định đúng khi chủ động KHHGĐ.”
Là đơn vị tiếp nhận và triển khai thực hiện Đề án 818, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động nhằm thay đổi hành vi của người dân về sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản từ bao cấp miễn phí sang dịch vụ, mua bán bởi lâu nay mọi người vẫn cho rằng nhà nước bao cấp các PTTT, dịch vụ KHHGĐ. 
Bác sĩ Bùi Quốc Hùng- Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh cho biết: Hiện nay, nhà nước chỉ miễn phí sử dụng các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng khó khăn, phần còn lại huy động sự đóng góp của cộng đồng và xã hội. Theo số liệu của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh, năm 2020, tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai trên địa bàn Hà Tĩnh là 66 %. Phần lớn trong số đó được hưởng lợi từ các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước.
Thời gian qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn; tổ chức các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn khó khăn, đông dân cư, có mức sinh cao và đăng ký về đích nông thôn mới. Tỉnh cũng đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ thêm cho cộng tác viên dân số 200.000 đồng nếu vận động được một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện triệt sản, 30.000 đồng nếu vận động được một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có 2 con trở lên đặt vòng tránh thai. Chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cũng đã được cải thiện bởi đưa vào các dịch vụ kỹ thuật cao như: Siêu âm bộ máy sinh sản, soi cổ tử cung, soi tươi và cấp thuốc điều trị cho chị em trong các chiến dịch chăm sóc sức khỏe –KHHGĐ.

và tư vấn các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người dân

Việc thực hiện XHH các biện pháp tránh thai cũng được các địa phương chủ động thông qua các hoạt động tiếp thị xã hội, qua mạng lưới cán bộ, cộng tác viên dân số. Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, nhận thức của người dân trong việc chủ động thực hiện KHHGĐ đã được nâng lên, mô hình gia đình ít con ngày càng được nhiều người chấp nhận. Ngày 20/11/2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 416/KH-UBND thực hiện XHH dịch vụ KHHGĐ, SKSS và cung cấp sản phẩm, dịch vụ dự phòng, sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm huy động sử dụng hiệu quả các nguồn lực XHH góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước. Mục tiêu đề ra là đến năm 2030, ít nhất 90% người dân có nhu cầu hiểu biết về PTTT hàng hoá và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS, dự phòng, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu, được tư vấn và sử dụng BPTT, sản phẩm và dịch vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản. 100% cơ quan dân số cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp quản lý, điều phối và tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ triển khai trong Kế hoạch.100% trung tâm y tế các huyện, thành phố thị xã; các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cung cấp XHH PTTT, hàng hóa và KHHGĐ/SKSS...
XHH phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS vừa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, vừa là một trong những giải pháp huy động đóng góp của xã hội, tăng đầu tư cho công tác dân số - KHHGĐ để thực hiện các mục tiêu. Do vậy, Đề án XHH PTTT không chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, mà còn góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng các PTTT, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản CSSKSS/KHHGĐ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1170/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Vị thuốc, Dược liệu

Lượt xem:22 | lượt tải:17

1166/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vi chất dinh dưỡng năm 2024

Lượt xem:68 | lượt tải:19

1088/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy lọc nước nóng lạnh năm 2024

Lượt xem:387 | lượt tải:56

1089/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy điều hòa nhiệt độ năm 2024

Lượt xem:364 | lượt tải:48

1090/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp Tivi năm 2024

Lượt xem:375 | lượt tải:59
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay8,903
  • Tháng hiện tại176,572
  • Tổng lượt truy cập11,243,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây