Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch phát triển phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020

Chủ nhật - 17/07/2016 21:33
Sáng 15/7, Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch phát triển phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020. Chủ trì tại điểm cầu Bộ Y tế có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế. Tại điểm cầu Hà Tĩnh có Bác sĩ Lê Ngọc Châu-TUV- Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu khai mạc hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là một nghề cao quý, là xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe, là nền tảng trong chăm sóc toàn diện với chi phí thấp nhất và lấy bệnh nhân làm trung tâm. BSGĐ là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Mô hình sẽ đảm nhận 3 vai trò chính: Khám lâm sàng, y tế dự phòng và bác sĩ tâm lý cho bệnh nhân.

Mô hình BSGĐ ra đời ở Mỹ, Anh từ năm 1960, đến nay nhiều nước đã thành công. Tại Việt Nam, năm 1998, Bộ Y tế đã phê duyệt Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ của Qũy CMB. Dự án triển khai đào tạo chuyên ngành y học gia đình tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Thái Nguyên. Đến nay, các trường đã đào tạo được hơn 900 bác sĩ chuyên khoa cấp I, khoảng 1.200 bác sĩ định hướng y học gia đình. Phần lớn các bác sĩ chuyên khoa y học gia đình sau khi tốt nghiệp trở về làm việc ở tuyến y tế cơ sở. Đến tháng 12/2015, cả nước đã thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 234 phòng khám bác sỹ gia đình công lập gắn với cơ sở khám chữa bệnh thuộc bệnh viện, phòng khám đa khoa công lập, trạm y tế (chiếm 98,33%). Kết quả bước đầu cho thấy, những phòng khám này từng bước mang lại hiệu quả đáng khích lệ, đặc biệt 1 số phòng khám BSGĐ đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám và thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến. Tuy nhiên mô hình mới được hoạt động vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên hiệu quả chưa cao, việc tìm ra các giải pháp để triển khai mang lại hiệu quả thiết thực là một việc làm cần thiết.

Hội nghị nhận được một số tham luận của trạm y tế, phòng khám BSGĐ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số cơ sở Y tế trong việc triển khai mô hình tại địa phương. Qua đó chia sẻ những thuận lợi, khó khăn cũng như kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Hoạt động CSSK cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm, vào cuộc thực chất của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đặc biệt  việc triển khai kế hoạch phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020 quan trọng nhất là phải tạo ra được cơ chế tài chính phù hợp, đồng thời điều chỉnh lại lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bác sĩ Lê Ngọc Châu - TUV - Giám đốc Sở Y tế chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh

 

Kết luận tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những kết quả đạt được của Mô hình Bác sĩ gia đình đang triển khai tại 8 tỉnh, thành phố và khẳng định Mô hình BSGĐ là hệ thống y tế cơ sở gần dân nhất, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh. BSGĐ là người biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Mô hình hoạt động BSGĐ tại nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm, đầu tư chưa tương xứng, nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả chưa cao. Các tỉnh chưa triển khai cần dựa trên tình hình thực tế, tập trung sắp xếp chuẩn bị về các điều kiện chính như nhân lực, cơ chế tài chính, nguồn kinh phí tài chính hỗ trợ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin… để sớm triển khai mô hình.

Tác giả: Đoàn Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:31 | lượt tải:23

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:47 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:50 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay8,058
  • Tháng hiện tại196,618
  • Tổng lượt truy cập11,630,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây