Kiêng kỵ trong ăn uống với người mắc sỏi thận

Thứ sáu - 01/07/2016 23:36
Người bị sỏi thận nên uống thật nhiều nước và sinh tố, giảm lượng protein, đường, hạn chế các loại nước giải khát có ga, cà phê, trà đậm đặc, bia, rượu.
Ảnh minh họa: News.
Ảnh minh họa: News.
Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiết niệu - sinh dục phổ biến thứ ba sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Sỏi thận là một khối cứng phát triển từ các tinh thể riêng biệt trong nước tiểu của đường tiết niệu.

Thông thường, nước tiểu có chứa hóa chất ngăn chặn các tinh thể hình thành. Tuy nhiên, ở một số người, việc ngăn chặn các tinh thể này không có hiệu quả, dẫn đến hình thành sỏi trong thận. Nếu các tinh thể còn nhỏ sẽ di chuyển thông qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu nên không mấy người để ý.

Các triệu chứng của sỏi thận

- Đau dữ dội, thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, có khi đau cả ra hông, lưng, cảm giác buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ thường gặp ở những trường hợp sỏi kích cỡ vừa hoặc lớn nhưng nằm ở bể thận.

- Tiểu ra máu là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.

- Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt hoặc có mủ xảy ra khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.

- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, có mủ là dấu hiệu của tình trạng viêm thận - bể thận cấp.

- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu như tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

kieng-ky-trong-an-uong-voi-nguoi-mac-soi-than-1

Vị trí hình thành sỏi thận. 

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

- Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước, sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4 g mỗi ngày). Khi đó thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa dẫn đến hình thành sỏi.

- Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu như thịt, gan, cật, rượu đỏ hoặc nhiều axit oxalic như thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ cũng làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

- Sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu (u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến) hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông và làm ứ đọng nước tiểu hình thành sỏi.

- Sỏi thận có thể hình thành do nhiễm khuẩn đường tiểu như viêm thận, bàng quang, niệu đạo. Sỏi bàng quang, niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng dẫn đến nhiễm khuẩn thận, từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.

- Ngoài ra, một số bệnh về máu, bệnh gút sẽ dẫn đến sỏi thận.

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu nhất định. Do đó bệnh nhân cần nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D, khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy đau. Cơn đau thường khởi đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nếu thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.

Tác giả: Thi Trân

Nguồn tin: VNExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:24 | lượt tải:27

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:80 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay6,586
  • Tháng hiện tại106,436
  • Tổng lượt truy cập11,814,554
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây