Ngứa ở bệnh nhân tiểu đường

Thứ ba - 09/08/2016 19:56
Tiểu đường gây ngứa là một biến chứng thường xảy ra với bệnh nhân tiểu đường.
Ngứa ở bệnh nhân tiểu đường
Câu hỏi: Mẹ của em năm nay 45 tuổi, bị tiểu đường đã lâu (khoảng 5-7 năm), nhưng mới phát hiện ra cách đây khoảng 8 tháng. Sau đó, mẹ em được điều trị tại Bệnh Viện 115 (TP. HCM) và bệnh tình cũng đã giảm được chút it. Nhưng khoảng từ 3 tháng trở lại đây thì mẹ em bị ngứa, ngứa nhiều lắm, có nhiều đêm không ngủ được. Mẹ em cũng đã đi rất nhiều bác sĩ, làm đủ mọi cách mà mọi người chỉ dẫn, nhưng vẫn không giảm. Giờ mẹ em nhìn tiều tụy lắm, người ngứa nên mẹ em gãi trầy hết cả người, nhiều khi mẹ nản quá, mẹ muốn uống thuốc tự tử luôn. Không biết mẹ em bị gì mà lại ngứa nhiều như vậy? Bác sĩ có thể cho mẹ em biết mẹ em đã bị bệnh gì và làm sao để mẹ em hết ngứa được không? Em cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời:

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Ngứa là phản ứng của cơ thể cho thấy bệnh nhân đang có chế độ sinh hoạt chăm sóc chưa đúng đắn. Do vậy, khi nhận thấy những bất thường ở da, móng tay, da đầu bạn nên tới bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị biến chứng kịp thời. Sau đây là 5 nguyên nhân chính của triệu chứng tiểu đường gây ngứa.

BSCK II Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, cụ thể:

Suy thận và xơ gan, nguyên nhân của tiểu đường gây ngứa

Suy thận và sơ gan được biết tới là nguyên nhân đầu tiên của tiểu đường gây ngứa do có sự ứ đọng chất ure và bilirubin.

- Vi khuẩn

Bệnh nhân tiểu đường do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ máu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra như: viêm da, viêm chân tóc, viêm chân lông…

- Nhiễm nấm

Bệnh tiểu đường do nhiễm nấm ở những vị trí như kẽ tay, bàn chân, háng, bụng… nguyên nhân gây bệnh thông thường là do người bệnh không vệ sinh và lau khô những vùng ẩm của da như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, háng… khi bệnh nhân bị ngứa do nấm sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị nấm để điều trị.

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân tiểu đường thường phải dùng rất nhiều loại thuốc và có thể thay đổi theo từng giai đoạn, từng biến chứng của bệnh, nên ngứa có thể xuất phát từ việc dị ứng thuốc. Khi người bị tiểu đường nhận thấy những khác thường khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải báo ngay cho bác sĩ điều trị. Tránh để bệnh biến chứng không đáng có.

- Tổn thương mạch máu

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng da làm da bị khô, sần gây ngứa. Với các vị trí ở chân sẽ hình thành các vết tròn, khác màu gây ngứa ngáy.

Mẹ bạn cần xác định nguyên nhân nào gây ra ngứa thì việc điều trị mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của ngứa. Cụ thể:

- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, và ít cholesterol sử dụng ngũ cốc nguyên cám thay vì ngũ cốc đã qua tinh chế và bổ sung một số dạng protein vào mỗi bữa ăn.

- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn: Đừng để những lo lắng bệnh tật làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Lo lắng không làm giảm mức độ bệnh, thậm chí khiến cơ thể bị stress nặng làm thêm tình trạng bệnh.

- Tăng cường luyện tập: các hoạt động thể dục khiến bạn kiểm soát mức độ đường huyết và giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc điều trị mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian như lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,… Những bài thuốc dân gian này có khả năng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, giúp mát gan, thanh nhiệt giải độc, làm thuyên giảm mẩn ngứa và phòng ngừa tái phát mà không gây ra những ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.

Tác giả: BSCK II Vũ Thị Lừu (Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa, Bệnh viện E)

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

 Tags: biến chứng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:18 | lượt tải:14

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay5,349
  • Tháng hiện tại41,316
  • Tổng lượt truy cập11,475,466
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây