Làm thế nào nhận biết một người đang bị đột quỵ

Thứ tư - 20/07/2016 02:55
Hãy yêu cầu người bệnh "cười - nói - chào" và quan sát xem có bất thường hay không. Thời gian vàng để xử trí hiệu quả tình trạng đột quỵ là trong vòng 3 giờ.
Làm thế nào nhận biết một người đang bị đột quỵ
Phát biểu tại hội thảo về điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp do Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức ngày 15/7, tiến sĩ Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý tim mạch, ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì một người có nguy cơ bị đột quỵ.

Theo tiến sĩ Thông, các dấu hiệu nhận biết đột quỵ gồm nói ngọng, liệt mặt (méo miệng), liệt nửa người, đau đầu đột ngột, chóng mặt, mất thị lực đột ngột… Ngoài ra, để biết một người có bị đột quỵ hay không, bạn có thể yêu cầu họ cười - nói - chào và quan sát. Cụ thể, khi người bệnh cười hãy quan sát xem khuôn mặt có bị mất cân đối hay không; đưa hai tay lên cao để kiểm tra tay bên nào bị yếu hoặc liệt; nói những từ đơn giản để xem giọng nói có bị thay đổi, có méo giọng không.

Nếu người có những dấu hiệu trên thì khả năng đang bị đột quỵ, cần lập tức gọi cấp cứu 115 để đưa người bệnh đến bệnh viện, nếu không não thiếu ôxy hoặc chảy máu thì sẽ bị hoại tử và chết rất nhanh. Thời gian vàng để xử trí hiệu quả đột quỵ là trong vòng 3 tiếng. Không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng kéo dài như hôn mê, liệt nửa người, rối loạn ý thức, rối loạn nuốt, mất ngôn ngữ không thể tự ăn uống, sinh hoạt cá nhân được…

Bác sĩ cũng khuyến cáo tuyệt đối không tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ bấm huyệt, châm cứu hay đánh gió. Những tác động này vô tình có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ não, trong đó 80-85% do thiếu máu não. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá...

Tiến sĩ Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, khi đột quỵ thiếu máu não (do tắc mạch máu não), bệnh nhân có thể được xử trí cấp cứu như dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong 4-5 giờ đầu. Nếu bệnh nhân tắc các động mạch não lớn, có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học qua đường động mạch trong 6 giờ đầu. Bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não được xử trí cấp cứu sớm có thể giảm khả năng tử vong cũng như tỷ lệ tàn phế.

Tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng. Tại Việt Nam, mức sống được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng nên nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não cũng gia tăng.

Tác giả: Nam Phương

Nguồn tin: VNExpress

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:31 | lượt tải:23

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:47 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:50 | lượt tải:35

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,329
  • Tháng hiện tại194,865
  • Tổng lượt truy cập11,629,015
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây