“Sử dụng vắc xin kịp thời để hạn chế tử vong”

Thứ tư - 30/09/2020 23:05
“Sử dụng vắc xin kịp thời để hạn chế tử vong” là chủ đề của ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại 28/9/2020, nhằm kêu gọi mọi người khi bị chó, mèo nghi dại cắn thì nên đến cơ sở y tế kịp thời, để được bác sỹ tư vấn, hướng dẫn và tiêm vắc xin phòng dại sớm, phòng tránh tử vong. Người nhiễm virus dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong.
Tiêm vắc xin phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh
Tiêm vắc xin phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh
Tại Việt Nam, theo Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có 57 ca tử vong do bệnh dại, số ca tử vong cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Còn tại Hà Tĩnh, mặc dù từ đầu năm đến nay không có trường hợp tử vong do bệnh dại. Nhưng toàn tỉnh đã tiêm vắc xin dại cho gần 800 người, trong đó có hơn 90% là do chó, mèo cắn.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chia sẻ: “Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm virus dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong. Đa số các trường hợp tử vong do dại thường thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh, đặc biệt là không chủ động tiêm ngừa vắc xin ngay sau khi bị động vật nghi dại cắn” Khi bị chó, mèo cắn dù là chó lành hay chó dại cũng cần xử trí theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương: Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương. Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

Bước 2: Băng bó vết thương: Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 3: Tiêm phòng: Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị chó, mèo cắn. 

Để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, người bệnh không nên làm những điều sau: Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương; không chữa dại bằng thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá; không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo - Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết thêm./.

Tác giả: Thanh Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:31 | lượt tải:14

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:151 | lượt tải:84

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:94 | lượt tải:22

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:719 | lượt tải:88

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:771 | lượt tải:124
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay4,338
  • Tháng hiện tại114,074
  • Tổng lượt truy cập9,728,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây