Tập huấn Thông tư hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

Thứ ba - 30/01/2018 20:33
Chiều ngày 31/1/2018, Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Hà tổ chức tập huấn Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 cho toàn thể cán bộ viên chức Bệnh viện.
Tập huấn Thông tư hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

Trực tiếp báo cáo và giảng dạy là BS CKII Nguyễn Thế Phiệt - Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Cấp cứu - Nhi.

Phản vệ là phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ, do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản, có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Người bệnh có thể nghĩ đến phản vệ, khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: Mày đay, phù mạch nhanh; khó thở, tức ngực, thở rít; đau bụng hoặc nôn; tụt huyết áp hoặc ngất; rối loạn ý thức. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

A

Theo Thông tư 51/2017/TT-BYT (có hiệu lực từ 15/2/2018), cơ sở KCB, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ như: Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác. Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ do người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo); hoặc nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện. Đồng thời, phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi KCB.

Cơ sở KCB, phương tiện giao thông công cộng phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ, trong đó phải có thuốc Adrenalin dùng để tiêm bắp ngay khi người bị phản vệ được chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên. Đối với người có tiền sử phản vệ, có sẵn Adrenalin mang theo người, thì người bệnh hoặc người khác không phải là nhân viên y tế được phép sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để tiêm bắp cấp cứu khi không có nhân viên y tế.

Tác giả: Đức Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

532/TTYT-KHNV

Kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2023 và xây dựng kế hoạch chất lượng bệnh viện năm 2024

Lượt xem:17 | lượt tải:8

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:82 | lượt tải:37

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:196 | lượt tải:92

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:134 | lượt tải:27

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:747 | lượt tải:92
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay4,628
  • Tháng hiện tại190,256
  • Tổng lượt truy cập9,804,386
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây