Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Nhờ cải cách thủ tục hành chính, giờ đây khi hỏi bất cứ bệnh nhân nào về phong cách, thái độ phục vụ nói riêng và chất lượng dịch vụ nói chung của các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đều nhận được câu trả lời giống nhau đó là có sự thay đổi rõ rệt và chính sự thay đổi này thực sự mang lại niềm vui cho người bệnh. Ông Hoàng Văn Thụ (62 tuổi, ở Kỳ Tiến, Kỳ Anh) đang ngồi chờ khám bệnh tại phòng khám Bệnh viện ĐK thị xã Kỳ Anh cho biết: “Đi khám bệnh giờ thuận lợi lắm! Trước đây, mỗi lần đi khám mệt nhất là phải chờ đợi,nhưng bây giờ đến khám được y tá phát số thứ tự, một số thủ tục được cắt giảm nên khoảng 1 đến 3 giờ là khám xong. Không những công bằng và nhanh gọn mà tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ cũng có thay đổi, niềm nở, chỉ dẫn tận tình cho bệnh nhân khi tìm đến các phòng để khám theo chỉ định nên tôi rất yên tâm mỗi khi ốm đau bệnh tật đều đến bệnh viện để khám chữa bệnh.”
Xác định phòng khám là phòng khách, bệnh nhân là những khách hàng đặc biệt, các bệnh viện đã tập trung đầu tư cho Khoa khám bệnh với một cơ ngơi khang trang, sạch sẽ đầy đủ trang thiết bị đáp ứng nhu cầu của người dân. Bệnh nhân được bố trí ghế ngồi, nước uống, ti vi, quạt mát đầy đủ nên rất thoải mái, yên tâm khi đến khám và điều trị các cơ sở khám chữa bệnh.Tăng cường bố trí thêm nhân lực, đặc biệt là các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trực tiếp khám, chẩn đoán bệnh ban đầu và phân luồng điều trị; các bác sĩ giành nhiều thời gian để tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm điều trị. Các thủ tục từ khi bệnh nhân đến lấy số thứ tự khám bệnh cho đến khi khám bệnh xong đều có tổ chăm sóc khách hàng hướng dẫn nhiệt tình. Từ khu vực đón tiếp bệnh nhân đến chỗ khám lâm sàng, cận lâm sàng đều được sắp xếp theo dây chuyền liên hoàn, có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Quy trình khám chữa bệnh từ 12 đến 14 bước giảm xuống còn 4 đến 7 bước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành để giải quyết nhanh chóng các TTHC, vì thế, tại một số cơ sở khám chữa bệnh như BVĐK tỉnh, BVĐK thành phố,…mặc dù bệnh nhân đông nhưng đều được giải quyết kịp thời, không có tình trạng ứ động. Không chỉ cải cách thủ tục hành chính, các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng nỗ lực cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao ở gần nhà.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC vẫn còn một số tồn tại như: lãnh đạo một số đơn vị chưa triển khai quyết liệt công tác CCHC nên khi ban hành kế hoạch CCHC và triển khai thực hiện chưa đạt yêu cầu; đội ngũ tham mưu, giúp việc CCHC còn kiêm nhiệm nên chưa thực sự tâm huyết và còn yếu về năng lực công tác. Một số đơn vị chưa chủ động trong cập nhật các thủ tục mới khi các văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC có hiệu lực nên các thủ tục chưa được cập nhật kịp thời theo quy định. Văn bản quy phạm pháp luật thay đổi thường xuyên, danh mục thủ tục hành chính do Bộ Y tế công bố theo văn bản mới chậm hơn so với chỉ đạo cập nhật và triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh nên việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế không khớp giữa các Quyết định công bố của tỉnh và trung ương, thường phải sửa đổi, bổ sung và công bố lại rất mất thời gian, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận hồ sơ. Đã có 60/107 dịch vụ công trực tuyến được đưa lên mức độ 3, tuy nhiên việc tổ chức khai thác phát huy hiệu quả còn hạn chế. Nguyên nhân do người dân và doanh nghiệp chưa quen với việc khai thác dịch vụ công trực tuyến, nộp hồ sơ trực tuyến, chưa có nhiều phương án tuyên truyền hiệu quả; Trình độ CNTT của cán bộ y tế ở một số đơn vị còn hạn chế …
Thời gian tới ngành tập trung đẩy mạnh CCHC vào 04 nhiệm vụ chính đó là sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế; đánh giá trách nhiệm người đứng đầu trong CCHC; thanh tra, kiểm tra công vụ gắn với xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân kỳ trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên thông. Phấn đấu Sở Y tế luôn được xếp có Chỉ số PAPI nằm trong nhóm đạt điểm nhóm 2 (đạt điểm trung bình cao) trên các trục nội dung; có chỉ số PAR INDEX luôn nằm trong tốp 10 Sở, ban, ngành cấp tỉnh. Từ đó, ngành Y tế sẽ có những bước tiến mới, phát triển cơ bản, toàn diện theo hướng chính quy, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
Năm 2017, Sở Y tế đứng thứ nhất về chỉ số môi trường cho tổ chức, chính sách cho công nghệ thông tin Theo Quyết định số 08/QĐ-STTTT, ngày 17/01/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc công bố xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2017, Sở Y tế đứng thứ 4 trong nhóm các đơn vị có độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở mức khá. Đặc biệt ở chỉ số môi trường cho tổ chức, chính sách cho công nghệ thông tin, Sở Y tế đứng thứ nhất với chỉ số đạt 1,0000. Với những kết quả đạt được, năm 2018 ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân như: triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân trên hệ thống công nghệ thông tin; triển khai hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y tế (PACS) cho bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe cộng đồng dân cư Hà Tĩnh; đưa 03 dịch vụ công mức độ 4 và 60/107 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 vào hoạt động có hiệu quả... |
Tác giả: Đoàn Loan
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn