Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tại Hà Tĩnh, tính từ 4/6/2021 đến 7h ngày 2/8/2021, toàn tỉnh ghi nhận 156 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Tổng số F1 đã truy vết được: 3.032 người; tổng số đã hoàn thành cách ly: 2.809 người.
Tại hội nghị, Phó Giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã trình bày một số điểm mới trong chẩn đoán, điều trị Covid-19 theo Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021; hướng dẫn sàng lọc, phân luồng, đánh giá nguy cơ; hướng dẫn báo cáo số liệu người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh; bộ tiêu chí cơ sở an toàn phòng chống dịch; hướng dẫn xét nghiệm; hướng dẫn về phòng và kiểm soát lây nhiễm. Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý, điều trị Covid-19; thiết lập hệ thống hồi sức tích cực.
Cũng tại hội nghị, một số giáo sư, tiến sĩ từ các Bệnh viện Trung ương đã trình bày cụ thể về Phân tầng quản lý, điều trị người bệnh Covid-19; TELE-ICU - ứng dụng trong phòng chống dịch Covid-19; theo dõi phân loại và điều trị bệnh nhân Covid-19; nâng cao năng lực sử dụng máy thở trong điều trị suy hô hấp nặng, nguy kịch.
Kết luận hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: hiện nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Để hạn chế tình trạng mắc, chết; phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến huyện phải đảm bảo Oxy, máy thở, thuốc, nhân lực. Ngoài ra, các cơ sở KCB chuẩn bị nguồn lực; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực; chuẩn hóa công tác chẩn đoán, điều trị; sàng lọc, phân loại nguy cơ, xét nghiệm để cách ly, quản lý, điều trị kịp thời; thiết lập hệ thống cơ sở quản lý, điều trị, nhất là luôn sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, nhân lực, chăm sóc, giám sát phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh quá khả năng đáp ứng ở một số tỉnh, thành.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu, tất cả các tỉnh, thành cần chủ động phòng, chống dịch đáp ứng các tình huống nguy cấp. Sẵn sàng nguồn lực đáp ứng với các tình huống: 500, 1.000, 3.000, 5.000, 10.000, 30.000 và 100.000 ca mắc… Củng cố hệ thống cơ sở quản lý, điều trị Covid-19. Củng cố, phát triển năng lực Hồi sức tích cực. Đặc biệt thiết lập các Trung tâm Hồi sức tích cực theo Quyết định 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng”. Tăng cường nhân lực và năng lực chuyên môn, xét nghiệm, củng cố năng lực hồi sức tích cực. Địa phương phải phát huy tối đa”4 tại chỗ“, trung ương chỉ hỗ trợ trong tình huống cần thiết cho các trung tâm hồi sức tích cực của trung ương trên địa bàn. Đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt, do đó các địa phương phải chuẩn bị cho điều trị để khi dịch xảy ra không bị động, lúng túng.
Bộ Y tế đã phân tầng điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng”, theo đó tầng 1 không nên chọn các cơ sở y tế mà nên chọn các cơ sở cách ly F1 để triển khai thiết lập địa điểm theo dõi sức khoẻ. Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng phân bổ vào điều trị ở tầng này, không cần nhiều nhân lực y tế. Sau điều trị 7 ngày nếu xét nghiệm âm tính, chỉ số tải lượng virus CT > 30 thì cần cho ra viện. Nếu bệnh nhân có triệu chứng trung bình thì đưa vào điều trị tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện - tầng thứ 2 của tháp điều trị. Nếu bệnh nhân diễn biến nặng cần đưa ngay lên tầng 3 - tầng điều trị cao nhất. Tại tầng điều trị này, các địa phương phải thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn