Phụ nữ mang thai cần tiếp cận dịch vụ HIV sớm để sinh con khỏe mạnh

Thứ năm - 03/09/2020 10:49
Những năm qua, Hà Tĩnh đã làm tốt công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, do đó từ năm 2009 đến nay 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV được sinh ra các trẻ an toàn, không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên,một thực tế hiện nay đa số phụ nữ mang thai tiếp cận dịch vụ HIVcòn thấp, vì vậy nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con rất cao.
Cán bộ CDC Hà Tĩnh tư vân điều trị, dùng thuốc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ không may nhiễm HIV
Cán bộ CDC Hà Tĩnh tư vân điều trị, dùng thuốc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ không may nhiễm HIV

Chị Nguyễn Thị N, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà có thai tháng thứ 6, đi khám thai nhiều lần, nhưng chưa lần nào chị làm xét nghiệm HIV. Đến tháng thứ 7 chị N. lên cơn đau bụng, đi khám, xét nghiệm HIV thì mới phát hiện mình bị nhiễm HIV, chị N. chia sẻ trong nước mắt: “Từ khi biết kết quả mình bị nhiễm HIV từ chồng, tôi không muốn sống nữa, nhưng được các cán bộ y tế động viên và tư vấn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tôi đã quyết tâm điều trị ARV hy vọng sau khi sinh cháu khỏe mạnh không bị lây nhiễm từ mẹ”.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 6 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh có hơn 14 ngàn người được tư vấn, xét nghiệm HIV; trong đó hơn 7 ngàn phụ nữ mang thai. Tiếp nhận mới 44 bệnh nhân nhiễm HIV, nâng tổng số bệnh nhân HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) tại Phòng khám là 427, trong đó nam 265, nữ 162 người. Đặc biệt, trong số hơn 7 ngàn phụ nữ mang thai tự nguyện làm xét nghiệm HIV, thì chỉ có 20% phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai, số đông còn lại là xét nghiệm HIV trong lúc chuyển dạ.

Theo bác sĩ Phùng Bình Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: “Thực tế trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cao nhất nằm ở giai đoạn bà mẹ chuyển dạ, chiếm khoảng 20%, còn trẻ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ chỉ chiếm 5-10%. Với những trường hợp phát hiện muộn, lúc chuyển dạ thì các cơ sở y tế khó áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc ARV. Mặt khác, dù áp dụng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở những trường hợp này thì hiệu quả cũng không cao”.

Làm các thủ tục cấp thuốc điều trị ngoại trú

Nếu  phụ nữ mang thai không may bị nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ HIV sớm, thì sẽ được các y, bác sĩ tư vấn, cung cấp các kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong suốt quá trình mang thai, sinh con và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, cũng như được chăm sóc, điều trị ARV… giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bác sĩ Phùng Bình Văn cho biết thêm: “Nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV không được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV sang cho thai nhi từ 25-40%, nếu được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ này có thể giảm chỉ còn khoảng 5%. Từ năm 2009 đến nay, Hà Tĩnh đã tiếp nhận, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 47 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV; trong đó có 41 trẻ được sinh ra được khỏe mạnh, an toàn không bị lây nhiễm HIV từ mẹ và hiện đang còn 06 bà mẹ mang thai được chăm sóc và dự phòng điều trị ARV”.

Mặc dù, công tác dự phòng, điều trị HIV từ mẹ sang con được thực hiện tại Hà Tĩnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Đó là nhận thức của một số phụ nữ, đặc biệt phụ nữ mang thai về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con còn thấp nên hầu hết phụ nữ nhiễm HIV đều phát hiện muộn trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ nên rất khó khăn trong việc tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV/AIDS. Vì những lý do trên nên đa số phụ nữ nhiễm HIV không dám công khai và phụ nữ mang thai chưa được tiếp cận dịch vụ HIV sớm… dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và những người xung quanh là rất cao.

Cấp thuốc ARV điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

Bên cạnh đó, hiện nay chưa có chế độ, chính sách cho các bà mẹ mang thai nhiễm HIV và trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ em không bị nhiễm HIV nhưng bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong khi đó, xã hội vẫn còn sự kỳ thị phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS. “Năm 2020 nguồn ngân sách của các tổ chức bị cắt, giảm, hiện chỉ có nguồn của tổ chức AHF với chi phí hạn hẹp, chỉ hỗ trợ thuốc ARV và test xét nghiệm tại cộng đồng. Nguồn ngân sách của tỉnh theo Nghị quyết số 92/NQ-HĐND tỉnh về việc bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 đã kết thúc. Do đó công tác phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguy cơ lây nhiễm HIV tại cộng đồng là rất cao”, bác sĩ Phùng Bình Văn trải lòng.

Để tất cả trẻ em sinh ra đều khỏe mạnh, trước hết, xã hội cần có cái nhìn thiện cảm hơn với những người không may bị nhiễm HIV, tránh kỳ thị phân biệt đối xử. Cần có chế độ đãi ngộ cho những phụ nữ và trẻ em không may bị nhiễm căn bệnh này. Mở rộng công tác tư vấn, tuyên truyền, xét nghiệm xuống huyện, thị, xã, phường, cũng như tăng cường công tác điều trị phòng chống HIV từ mẹ sang con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1088/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy lọc nước nóng lạnh năm 2024

Lượt xem:328 | lượt tải:56

1089/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy điều hòa nhiệt độ năm 2024

Lượt xem:313 | lượt tải:48

1090/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp Tivi năm 2024

Lượt xem:322 | lượt tải:57

DSNHNKCB

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà

Lượt xem:236 | lượt tải:45

1026/TTYT

Về việc yêu cầu báo giá máy in

Lượt xem:722 | lượt tải:113
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay7,703
  • Tháng hiện tại134,814
  • Tổng lượt truy cập11,201,674
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây