Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Sau hơn 1 tháng qua, sau khi thông báo chương trình tiêm chủng mở rộng trở lại, Trạm Y tế phường Thạch Quý (TP. Hà Tĩnh) đã đón nhiều phụ huynh đưa con đến tiêm vắc xin phòng bệnh. Ngay khi nhận được thông báo của Trạm Y tế phường, chị Trần Thị Thanh N. (phường Thạch Quý) đã đưa con đến tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Chị cho biết: “Đầu tháng 4 vừa qua, con tôi đến lịch tiêm vắc xin sởi nhắc lại, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lịch tiêm của bé đã bị trễ 1 tháng. Thế nên ngay khi nhận được thông báo của Trạm Y tế phường, tôi đã nhanh chóng đưa con đến tiêm. Quy trình tiêm chủng cùng công tác phòng dịch tại trạm được chuẩn chị khá kỹ lưỡng nên tôi rất yên tâm”.
Bác sỹ Trần Hậu Cư, Trưởng trạm Y tế phường Thạch Quý cho biết: ngay sau khi tiêm chủng tổ chức trở lại, số lượng trẻ được tiêm đã trở lại như bình thường; hầu hết người dân sau đại dịch Covid -19 càng hiểu hơn ý nghĩa của việc phòng bệnh nên công tác tiêm chủng rất thuận lợi.
Để công tác tiêm chủng diễn ra thuận lợi, theo đúng quy định của Bộ Y tế, trước đó Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã hướng dẫn về cách thức tổ chức tiêm chủng kết hợp với việc phòng dịch Covid-19 cho các đơn vị; đồng thời chuẩn bị đầy đủ vắc xin cung ứng cho các huyện, thị xã, thành phố; yêu cầu các địa phương lập danh sách các trẻ bị trễ lịch để thực hiện tiêm vét, không bỏ sót.
Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế, từ đầu tháng 5, trên toàn tỉnh đã triển khai việc tiêm chủng trở lại. CDC đã yêu cầu các địa phương dự trù vắc xin, vật tư phục vụ công tác tiêm chủng sát sao để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, nhất là khi nhu cầu tăng lên do tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ bị dồn lịch tiêm chủng trong thời gian qua. Việc tiêm chủng trong mùa dịch Covid-19 có một số thay đổi so với thời điểm không có dịch. Cụ thể, thực hiện khử khuẩn trước ngày tiêm, vệ sinh bàn ghế trước khi tiêm chủng; vẫn duy trì tiêm 50 trẻ trong một buổi nhưng phải phân lịch với các thời điểm cụ thể, không để tập trung quá 20 trẻ trong một thời điểm; bố trí khu vực chờ trước và sau tiêm đảm bảo giãn cách các bà mẹ đưa trẻ đến tiêm; người đưa trẻ đến tiêm phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Đặc biệt, những người đưa trẻ đến tiêm, hoặc trẻ đi tiêm có biểu hiện nóng, sốt đều phải hoãn tiêm và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà. Qua kiểm tra, các trạm y tế xã, phường đều thực hiện khá tốt các quy định này và hoạt động tiêm chủng cũng được người dân hưởng ứng, tham gia.
Trước tình hình đại dịch Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo về nguy cơ cao bùng phát bệnh, dịch đối với các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin và khuyến cáo các quốc gia cần tiếp tục duy trì công tác tiêm chủng thường xuyên ở những nơi có khả năng tiến hành tiêm chủng an toàn, nhất là tiêm chủng vắc-xin phòng các bệnh dễ gây dịch như sởi, bại liệt, bạch hầu và họ gà... Để chủ động phòng chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, các gia đình cần đưa trẻ trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và theo quy định của Bộ Y tế.
Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017 về Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định vắc-xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm:
STT |
Tuổi của trẻ |
Vắc-xin sử dụng |
1 |
Sơ sinh |
Tiêm vắc-xin Viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh |
2 |
02 tháng |
Tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 1 (vắc-xin 5 trong 1) |
3 |
03 tháng |
Tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 2 |
4 |
04 tháng |
Tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib mũi 3 |
5 |
09 tháng |
Tiêm vắc-xin sởi mũi 1 |
6 |
18 tháng |
Tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván mũi 4 |
7 |
Từ 12 tháng tuổi |
Tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 1 |
Tác giả: Tiểu Vy - Phan Sang
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn