Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vaccine COVID-19?

Thứ ba - 25/05/2021 05:06
Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vaccine COVID-19.
Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vaccine COVID-19?

Nguy cơ khi người có tiền sử dị ứng tiêm vaccine

Vaccine COVID-19 cũng là một loại thuốc. Cũng như bất kỳ thuốc hoặc vaccine nào khác, sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng sau tiêm. Điều này là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu của các nhà khoa học. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine COVID-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và hết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.

Các dấu hiệu phản ứng xảy ra chứng tỏ vaccine đang kích thích cơ thể tạo phản ứng miễn dịch. Đây là một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.

Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vaccine có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vaccine có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.

Do đó, theo nguyên tắc của việc dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Trường hợp có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vaccine?

- Không tiêm vaccine với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vaccine.
- Không tiêm vaccine cho người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn, nếu không chắc chắn về tình trạng dị ứng do cơ địa, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
- Không tiêm vaccine COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
- Không tiêm vaccine nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C).
- Không tiêm vaccine khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.

TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng. Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vaccine nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

TS.Trường cho biết thêm: Phản vệ sau tiêm phòng vaccine là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Về bản chất, vaccine ngừa COVID-19 không phải là thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, do đó người có cơ địa mẫn cảm nhóm thuốc này không phải là đối tượng chống chỉ định với vaccine. Tuy nhiên, như khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vaccine.

Để theo dõi và được xử trí tốt nhất nếu có phản ứng xảy ra, tất cả các trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm. - TS.Trường nhấn mạnh.

Trước thông tin truyền nhau trên mạng, trước khi đi tiêm vaccine COVID-19 thì uống thuốc dự phòng dị ứng kháng histamin H1, TS.Trường khuyến cáo: Hiện nay việc điều trị dự phòng thuốc kháng histamine H1 trước khi tiêm phòng vaccine COVID-19 không được khuyến cáo, vì các thuốc này không ngăn ngừa được dị ứng vaccine mà còn có thể làm che lấp các triệu chứng ở da và niêm mạc, dẫn đến chậm phát hiện và xử trí dị ứng do vaccine.

Do đó người dân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc gì trước khi đi tiêm mà cần thành thật khai báo sàng lọc trước tiêm vaccine để được loại trừ các yếu tố nguy cơ một cách tốt nhất. 

Nguồn tin: Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

1170/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Vị thuốc, Dược liệu

Lượt xem:22 | lượt tải:17

1166/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vi chất dinh dưỡng năm 2024

Lượt xem:68 | lượt tải:19

1088/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy lọc nước nóng lạnh năm 2024

Lượt xem:387 | lượt tải:56

1089/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy điều hòa nhiệt độ năm 2024

Lượt xem:364 | lượt tải:48

1090/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp Tivi năm 2024

Lượt xem:375 | lượt tải:59
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay8,892
  • Tháng hiện tại176,561
  • Tổng lượt truy cập11,243,421
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây