Tuyệt đối không dùng những thuốc sau khi bị sốt xuất huyết

Thứ ba - 15/08/2017 03:15
Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn. Tôi xin cảm ơn.
Sơ đồ truyền bệnh SXH từ muỗi.
Sơ đồ truyền bệnh SXH từ muỗi.
SXH gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Việc dùng thuốc nhằm để cân bằng lại các rối loạn đó và chống lại các triệu chứng bất lợi. Tuy nhiên phải dùng đúng thuốc, nếu dùng sai thuốc hoặc dùng các thuốc chống chỉ định với bệnh SXH thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Thông thường bệnh nhân SXH phải nhập viện và điều trị theo phác đồ của thầy thuốc. Tuy nhiên có những trường hợp mới chớm mắc bệnh, chưa được chẩn đoán SXH, thường tự điều trị tại nhà, dễ dùng phải những thuốc bất lợi cho bệnh SXH. Do vậy, mọi người đều cần biết những thuốc thông thường nào không được dùng cho người bệnh SXH, để có ý thức dùng thuốc, nhất là dân cư vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long như bạn.

Các thuốc không được dùng khi mắc SXH là:

Aspirin: có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng tuyệt đối cấm dùng vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: đa số các thuốc trong nhóm như: diclofenac, diffunisal, fenoprofen, flurbiprofen, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, mefenamic acid, naproxen, piroxacam... cũng có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau, giảm viêm. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức độ khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong SXH khó cầm. Do vậy không dùng nhóm thuốc này trong điều trị SXH.

Thuốc kháng sinh: SXH do virut gây ra mà kháng sinh lại để diệt vi khuẩn, không có tác dụng trong điều trị SXH. Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut, tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt ngược lại làm cho virut phát triển (như nói trên) nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm cho nồng độ kháng sinh trong máu cao, dễ gây tai biến.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:31 | lượt tải:23

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:47 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:50 | lượt tải:35

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,244
  • Tháng hiện tại194,780
  • Tổng lượt truy cập11,628,930
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây