Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Theo tiến sĩ Rob Hobson – một chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Anh quốc, khi đó, có những dấu hiệu sẽ giúp ta nhận biết để kịp thời bổ sung, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin thiết yếu bao gồm: hơi thở có mùi hôi, đau đầu, tóc mỏng, các đốm trắng trên móng tay, giảm ham muốn tình dục, da khô, môi nứt nẻ, thậm chí là stress.....
Những dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu
* Môi nứt nẻ: đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc vitamin C. Tình trạng thiếu vitamin này còn có thể dẫn tới những vấn đề khác như tóc mỏng, cơ thể suy nhược, miễn dịch kém...Để khắc phục kịp thời, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt hoặc vitamin C như: các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt, ớt đỏ, chế phẩm từ đậu, hoa quả giàu vitamin C như: chanh, kiwi, dâu, cam, quýt...
* Da gàu: dấu hiệu của tình trạng thiếu Biotin, vitamin B7 hoặc các axit béo cần thiết. Khắc phục bằng cách bổ sung các thực phẩm từ cá như cá hồi, cá ngừ...và các loại hạt như: hạt dẻ, hạnh nhân, lạc, hạt hướng dương....
* Nổi mẩn, vảy nến: Là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin D, vitamin B, kẽm, và các axit béo cần thiết khác. Khắc phục bằng cách bổ sung thực phẩm như: Trứng, cá hồi, tôm, nấm....
* Da khô: Là dấu hiệu của tình trạng thiếu axit béo thiết yếu như omega 6. Muốn làn da mịn màng trở lại, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng thêm các thực phẩm như hạt hướng dương, hạt cọ, hạt thông…
Các loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể
* Tình trạng nổi mụn hoặc mất vị giác: Báo hiệu cơ thể bị thiếu chất kẽm. Đây cũng là thành phần quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể và có thể dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như trứng, thịt đỏ, cua, hàu các loại rau như cải bó xôi, hạt điều, ca cao.... Cá thu và măng tây. Ngoài ra, nổi mụn cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin B2
* Đốm trắng trên móng tay, móng tay dễ gãy: là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm hoặc sắt. Cơ thể sẽ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và sắt như: thịt lợn, nấm, gan gà, Đậu, mơ khô, hạt lanh, hạt hồ trăn, đậu lăng….
* Nổi mẩn trên lưỡi: là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu Vitamin B12, B3, sắt và folic acid. Khắc phục bằng cách bổ sung thực phẩm như đậu đen, quả bơ…
* Hơi thở có mùi: Cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu sắt. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: nho khô, lê, ngũ cốc, thịt đỏ... sẽ giúp bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể và giảm bớt các triệu chứng do thiếu hụt dinh dưỡng, stress.
* Đau đầu: Dấu hiệu này cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu chất magiê,vitamin B12 hoặc vitamin B6.
Thực phẩm giúp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả là: hạt bí đỏ, chuối, prunes, hạt điều, nấm, sữa đậu nành, sữa...
Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin B, D, magiê và kẽm cũng có thể làm gia tăng cảm giác áp lực, lo lắng, suy nhược cơ thể và cả stress.
* Nhức mỏi chân, khớp: là dấu hiệu cho thấy nguy cơ thiếu các chất như magie, kẽm, canxi, vitamin B1, vitamin D.
* Chân tay lạnh: Dấu hiệu phản ánh tình trạng cơ thể đang bị thiếu sắt. Đây là vấn đề liên quan tình trạng thiếu hồng cầu, thiếu máu trong cơ thể.
Các loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể:
Vitamin B6: Đây là loại vitamin giúp kiểm soát nồng độ của một amino axit trong máu có liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, chế độ ăn thiếu vitamin B6 có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.
Vậy bao nhiêu vitamin B6 là đủ để phòng ngừa bệnh tim mạch? Theo tiến sĩ Rob, với người trưởng thành dưới 50 tuổi, cơ thể cần bổ sung khoảng 1,3mg trong bữa ăn hàng ngày.
Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 có thể gây ra những vấn đề từ thông thường như tiêu chảy, suy giảm thị lực cho đến các vấn đề nghiêm trọng. Và có thể dẫn tới bệnh tim It can lead to heart palpitations,. Để cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn trứng và uống sữa đều đặn hàng ngày. Bởi cơ thể người trưởng thành cần tới 2,4mcg viatmin B12 mỗi ngày – tương đương với hơn 2 quả trứng.
Vitamin C: Theo tổ chức thuốc và lương thực Mỹ - NHS, các triệu chứng của một căn bệnh có tên gọi scurvy (bệnh thiếu vitamin C) thường bắt đầu chỉ 3 tháng sau khi một người không hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết qua thực phẩm hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới các cơn đau tim và tử vong nhanh chóng. Scurvy thường xuất hiện ở những người đi biển dài ngày và không ăn đủ lượng thực phẩm chứa vitamin C cần thiết.
Người trưởng thành cần khoảng 40mg vitamin C mỗi ngày – tương đương với lượng vitamin C chứa trong 1 quả cam.
Vitamin D: Tình trạng thiếu vitamin D thường đi kèm với thiếu phospho trong cơ thể. Đây là những thành phần thiết yếu đối với sức khỏe xương, răng, và cơ. Thiếu vitamin D có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi vitamin D cũng là thành phần giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Trẻ em trên 1 tuổi và người trưởng thành là những đối tượng cần cung cấp trên 10mg vitamin D mỗi ngày – tương đương với lượng vitamin D trong một suất cá hồi fi lê.
Kẽm: Là một thành phần thiết yếu và quan trọng của cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và làm chậm quá trình hồi phục làm lành vết thương. Ngoài ra còn gây ra tình trạng mệt mỏi khá phổ biến ở những người cao tuổi, những người đang sử dụng thuốc làm giảm huyết áp hàng ngày...
Trung bình một người cần khoảng 11mg kẽm mỗi ngày.
* Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu của cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn tới bệnh thiếu máu và nhiều nguy cơ suy tim cũng như suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Người trưởng thành cần ít nhất 10mg sắt mỗi ngày, riêng đối với phụ nữ mang thai, hàm lượng này cần cao hơn nhiều, tương đương với 300g thịt hầm, 100g rau và 4 lát bánh mỳ mỗi ngày.
* Magiê: Thành phần quan trọng này cần được hấp thụ đủ khoảng 400mg mỗi ngày. Magie có chứa nhiều trong sô cô la, quả bơ, hạnh nhân...
Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn