Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 400C. Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 - 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.
Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.
Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.
Chăm sóc và điều trị tại nhà: với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn... Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…
Về phòng bệnh: cần có giải pháp phòng bệnh cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa. Trước tiên, cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người trẻ khiến bị ho, viêm họng.
Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Người tiếp xúc với bé cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.
Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn