6 điều mẹ bầu định sinh mổ nên biết

Thứ tư - 09/04/2014 08:59
Nếu bạn quyết định lựa chọn mổ lấy thai, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin về sinh mổ dưới đây để có thể an tâm vượt cạn nhé!
Hình minh họa từ Internet.
Hình minh họa từ Internet.
1. Đối phó với cảm giác lạnh

Phòng phẫu thuật lạnh như băng ở hai cực trái đất vậy, thậm chí khi bác sĩ tiêm vào tĩnh mạch bạn sẽ còn thấy tồi tệ hơn. Việc lúc đó bạn có thể run lên rất nhiều và hoàn toàn không biết làm thế nào để cơ thể mình ngừng run được là điều dễ hiểu.

2. Bạn vẫn cảm thấy dù đã được gây tê

Nếu bạn nghĩ rằng sẽ không cảm thấy gì khi được gây tê, bạn nên suy nghĩ lại. Có thể bạn sẽ không cảm thấy đau nhưng bạn chắc chắn sẽ biết lúc bác sĩ đang rạch ở bụng, và cảm nhận con đang được lôi mạnh ra khỏi cơ thể là điều chắc chắn. Bạn hãy tưởng tượng cảm giác một ai đó giật mạnh quả bóng bowling bạn đang ôm ở thắt lưng như thế nào thì cảm giác bé yêu được lôi ra khỏi bụng bạn cũng hệt như vậy.

3. Đừng nói “không” với thuốc giảm đau

Bạn không chỉ được gây tê trong lúc phẫu thuật mà còn được bác sĩ cho thuốc giảm đau sau khi sinh nữa. Nhiều người thấy sau khoảng 28 giờ phẫu thuật, cơ thể đã tốt hơn và nghĩ không cần đến thuốc giảm đau. Nhưng đó chính là ý tưởng tồi tệ nhất bạn có thể nghĩ ra đấy. Bạn nên biết ngoài việc phải chịu đau nhức do những mũi khâu vết mổ lại với nhau, bạn còn trải qua những cơn đau đớn của chuột rút sau khi sinh nữa.

4. Đường ruột của bạn có thể bị rối loạn

Việc bạn bị táo bón sau khi sinh là hoàn toàn có thể. Đường ruột gặp trục trặc sẽ khiến bạn không thể đi vệ sinh như bình thường, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều sức lực. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả, ngoài ra mận và nước ép mận cũng là biện pháp khắc phục táo bón hiệu quả rất tốt.

5. Hạn chế cười to và vận động mạnh

Bạn vận động mạnh hoặc cười quá to sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành của bạn. Mỗi khi định làm gì đó bạn nên giữ một chiếc gối vào vết mổ, việc này có thể giúp bạn giảm đau được chút ít. Hoặc khi hắt xì hay muốn cười, bạn có thể làm một cách nhẹ nhàng để hạn chế việc tác động đến vết mổ.

6. Khu vực vết mổ sẽ không có cảm giác như xưa

Sau nhiều năm sinh con, vùng da xung quanh vết mổ của bạn sẽ không có nhiều dây thần kinh như ngày trước. Bạn vẫn cảm thấy ngứa nhưng không nên gãi quá nhiều vùng da nhạy cảm ấy để tránh bị trầy xước. Do đó, hãy tránh làm tổn thương vùng da được mổ càng nhiều càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

775/TTYT

Yêu cầu báo giá gói may đồng phục cho viên chức và người lao động năm 2024

Lượt xem:312 | lượt tải:35

735/TB-TTYT

Thông báo về việc cho thuê mặt bằng quầy thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà

Lượt xem:62 | lượt tải:26

702/TTYT-KD

Thư mời chào giá

Lượt xem:176 | lượt tải:148

656/TTYT

Về việc yêu cầu báo giá hàng hóa

Lượt xem:205 | lượt tải:91

557/TB-TTYT

Về việc cho thuê mặt bằng nhà giữ xe tại trung Tâm Y tế huyện Thạch Hà

Lượt xem:311 | lượt tải:84
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay6,658
  • Tháng hiện tại75,796
  • Tổng lượt truy cập10,459,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây