Mẹo chữa rát cổ họng không cần dùng thuốc Tây

Thứ tư - 23/04/2014 06:27
Chẳng ai ưa cảm giác đau họng chút nào. Nó làm bạn cảm thấy bị sưng và đau rát khó chịu. Bạn thường dùng thuốc Tây để trị nhanh các cơn đau họng, nhưng tại sao bạn không thử dùng một vài biến pháp khắc phục đau họng rất đơn giản như sau đây nhỉ? Hãy thử xem nhé, vì các biện pháp này hoàn toàn từ tự nhiên và không có tác dụng phụ nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Chẳng ai ưa cái cảm giác đau họng chút nào. Nó làm bạn cảm thấy bị sưng và đau, rát rất khó chịu, nhất là mỗi khi ăn hoặc nuốt thứ gì đó. Nhưng càng đau họng bạn lại càng hay muốn nuốt và càng nuốt càng đau. Bạn đã chạy ngay ra hiệu thuốc tây, hoặc đến bệnh viện khám, mô tả tình trạng bệnh và được bán cho một vài loại thuốc. Nhưng thuốc dùng vài ba hôm rồi mà vẫn chưa hết đau họng làm bạn càng thêm bực mình.

Tại sao bạn không thử dùng một vài biến pháp khắc phục đau họng rất đơn giản như sau đây nhỉ? Hãy thử xem nhé, vì các biện pháp này hoàn toàn từ tự nhiên và không có tác dụng phụ nên bạn cũng không cần quá lo lắng.  1. Dùng mật ong: Mật ong có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Để làm dịu cổ họng bị đau, chỉ cần trộn 1-2 thìa mật ong vào một cốc nước nóng và uống.
 

 
2. Nước muối ấm: Theo kinh nghiệm dân gian thì khi bị viêm họng hoặc đau họng, bạn nên pha một cốc nước muối ấm nhạt để súc miệng. Muối có tác dụng hút nước ra từ màng tế bào, có hiệu quả giảm sưng và viêm, đau họng tạm thời. Vì vậy, hãy súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Hãy thêm một nửa đến một muỗng cà phê muối vào một tách nước ấm và súc miệng ít nhất một lần mỗi giờ.
 
3. Uống trà xanh trong suốt cả ngày: Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng những người thường xuyên uống trà xanh có thể cải thiện được khả năng miễn dịch của họ, do vậy họ có thể có thể có khả năng chống lại nhiễm trùng từ virus cao hơn những người không hay uống trà xanh. Từ đó họ cũng ít bị ho hay viêm họng hay đau họng hơn. Tác động của trà xanh uống nóng sẽ làm giảm cơn đau họng của bạn cũng giống như một chất gel ấm áp xoa trên một cơ bắp bị đau. Để tốt hơn, bạn có thể thêm một số mật ong vào trà xanh để uống! 4. Uống rượu dấm táo: Theo kinh nghiệm của dân gian và của nhiều người ngày nay thì rượu dấm táo có tác dụng làm giảm rát cổ khá hiệu quả. Cách đơn giản nhất là chỉ cần trộn một muỗng canh dấm táo trong một cốc nước ấm, súc miệng và nuốt, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mất đi những cảm giác nóng rát ở họng.
 
5. Vitamin D: Vitamin D hay còn gọi là vitamin ánh nắng mặt trời sẽ làm bạn ngạc nhiên vô cùng vì tác dụng này. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng đối tượng được uống bổ sung Vitamin D 3 lần hàng ngày sẽ ít có khả năng bị các triệu chứng như cảm lạnh và cúm. Với một liều vitamin cao hơn (2000 IU/ngày), được đưa ra trong năm cuối cùng của nghiên cứu thì kết quả hầu như không có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.

Vậy nên, trước khi bạn vội vã đến ngay bác sĩ để khám, hãy thử các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên ở trên để "chiến đấu" với chứng đau họng. Nếu dùng các biện pháp này kéo dài hơn 3 ngày mà vẫn không đỡ thì mới cần đi khám bác sĩ.

Mẹo chữa đau họng hiệu quả

Bài thuốc trị đau họng từ muối trị khỏi chứng đau họng 100% cho bất cứ ai đã thử áp dụng.

Tuy nhiên, đây chỉ là "chữa mẹo" dân gian thôi, chỉ là kinh nghiệm người nọ truyền cho người kia thực sự có tác dụng thôi, không phải là một lời khuyên từ ngành y.

Các thuốc trị đau họng thường gặp nhất là loại người ta có thể mua không cần toa như thuốc xịt, kẹo ngậm thơm nhưng không mấy hiệu quả. Nếu là thuốc bác sĩ kê toa thì phải mất thời gian đi khám, bác sĩ thường kê toa kháng sinh mua tốn kém và còn có thể có tác dụng phụ - hết đau họng song bị rối loạn tiêu hóa chẳng hạn.

Trong đa số trường hợp, người ta do dự, không biết mình có thực sự đau họng không - chưa quyết định làm gì vội, và thường là... đợi cho đến khi nói, nuốt hay ăn uống khó khăn mới tìm cách đối phó
Thuốc dân gian ở đây chỉ là muối, nhưng không phải là nước muối để xúc miệng, mà ở đây thực sự là sử dụng muối ăn thông thường cứ để y nguyên mà dùng.

Việc phải làm rất đơn giản: ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội.

Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần tuy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn... thì rắc thêm vài lần. Nếu bạn sử dụng gói muối để rắc đi kèm với khay bữa ăn dọn trên xe hay máy bay bạn có thể rắc khoảng 1/4 gói nhỏ trực tiếp lên cuống họng.

Một điều rất khuyến khích bạn nên làm nữa là ngay trước khi đi ngủ, bạn hãy rắc một lượng muối lớn hơn nữa trực tiếp lên cuống họng. Trong thời gian giấc ngủ ban đêm, không có thức ăn đồ uống nào đi qua cuống họng, các vi khuẩn thường ủ bệnh và phát triển không ngưng nghỉ.

Bởi thế, sử dụng muối trị đau họng trong giấc ngủ ban đêm có thể hết sức hiệu quả. Hãy đặt một lọ rắc muối ngay bàn đầu giường bạn. Lỡ nửa đêm bạn có thức dậy cảm thấy đau họng, bạn có thể có sẵn ngay lọ muối để rắc vào cuống họng.

Muối là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời để diệt khuẩn. Ngày xưa ta chẳng có câu "cá không có muối cá ươn" là gì? Muối chẳng vẫn thường dùng để bảo quản thịt hay cá khỏi bị hư thối đó sao? Tại sao? Vì muối hút nước và tấn công màng tế bào các vi khuẩn khiến cho vi khuẩn bị rút kiệt nước - khô héo đi mà chết trong quá trình tiếp xúc với muối.

Nếu chứng đau họng của bạn thực sự nghiêm trọng, bạn có thể cứ nửa giờ lại rắc muối vào họng. Ngay từ khi mới chớm thấy đau họng bạn có thể rắc muối ngay, rắc càng sớm thì càng chóng thoát khỏi chứng đau khó chịu này.

Muối thì đâu mà chẳng có. Đừng chần chờ suy nghĩ xem chứng đau họng có nghiêm trọng mới lo. Cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên là bạn rắc muối ngay. Súc miệng, súc họng "khò khò" bằng nước muối không có hiệu quả bằng rắc muối thẳng vào họng vì như vậy nồng độ muối mới đủ cao để giải quyết vấn đề. Với lại súc miệng bằng nước muối thì lích kích hơn nhiều: phải có ly, có nước sạch, mất thời gian đợi muối hòa tan trong nước v.v... bắt bạn phải đợi lâu hơn mới hết đau họng !

Tuy nhiên, không phải chứng đau họng nào cũng là do nhiễm vi khuẩn. Đôi khi nguyên nhân gây đau họng là một siêu vi virus, như siêu vi cúm (influenza virus) chẳng hạn. Nhiều khi chứng đau họng của bạn khởi đầu là do nhiễm siêu vi song chuyển biến thành nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý muối chỉ nhằm diệt vi khuẩn, chứ không có tác dụng đối với siêu vi. Thế cho nên muối hoàn toàn không có tác dụng nếu họng bạn bị nhiễm siêu vi. Tuy nhiên, thực sự bạn chẳng mất mát gì khi sử dụng muối khi đau họng vì kinh nghiệm tự lâu đời đã cho thấy muối rất có hiệu quả trong đa số các trường hợp đau họng.

Thêm một lí do nữa để chặn đứng đau họng bằng muối: Giai đoạn đầu của bệnh cảm thông thường cũng là bị đau họng tiếp sau đó là hay bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi và ho. Nếu chặn được ngay từ đầu chứng đau họng, bạn sẽ đỡ làm hao mòn tổn thương hệ miễn dịch cơ thể và... tránh được các triệu chứng kế tiếp này, rút ngắn hẳn thời gian bị cảm - dù là thông thường cũng mất vài ngày. (Những ai đang bị cao huyết áp, hay phù chân, báng bụng thì không nên thực hiện theo lời khuyên này).

Mẹo nhỏ chữa viêm họng trong mùa hè


Mùa hè, uống nước đá hay bật điều hòa quá lạnh có thể khiến họng của bạn bị sưng và đau. Có một vài mẹo nhỏ chữa viêm họng kịp thời mà bạn không nên bỏ qua.

- Chữa bằng muối:

Khi bị sưng, đau họng, bạn có thể pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng, sẽ thấy đỡ đau hơn. - Chữa bằng muối: Bạn lấy muối rang khô, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra, cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.

Hoặc bạn ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội.

Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần/ngày tùy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn... thì rắc thêm vài lần.

- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng:

Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.

Ảnh minh họa
 


- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.

- Chữa bằng lê:
 
 
Thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng.

- Chữa bằng mướp: Bạn lấy quả mướp non, nghiền nát, lấy nước súc miệng thường xuyên.

- Chữa bằng xì dầu: Khi bị đau họng, bạn có thể lấy một thìa canh xì dầu súc miệng, súc khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng.

- Uống trà và mật o­ng: Trà và mật o­ng được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật o­ng khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.

- Tránh xa khói thuốc lá: Thuốc lá có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó làm cho tình trạng càng trở nên xấu hơn. Vì thế, khi bị viêm họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.

- Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.

- Bột quế, hạt tiêu và mật o­ng: Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật o­ng sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.

- Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

- Tắm nước nóng: Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu đau họng kèm sốt, ho và các triệu chứng khác thì bạn nên tìm bác sĩ sớm để biết nguyên nhân gây sưng, đau hay viêm họng.

Những loại trà thảo mộc trị ho và đau họng mùa đông

Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.

Trà hoa cúc

Là loại trà được làm từ hoa cúc khô hãm trong nước sôi, thi thoảng người ta cũng dùng hoa cúc tươi được chế biến sạch để ngâm nước sôi và dùng ngay để thư giãn.


Với các thành phần đặc biệt từ thiên nhiên, trà hoa cúc giúp thông mũi, làm sạch họng, giúp giảm các chứng ho nặng. Thậm chí trà hoa cúc cũng được dùng để điều trị kết hợp khi người bệnh bị sốt.

Trà thì là

Nghe có vẻ lạ, nhưng từ lâu nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng loại trà ngâm từ hạt thì là để chữa bệnh. Đây là phương thuốc dân gian hữu hiệu cho chứng đau và khô họng. Trà thì là cũng chữa ho rất tốt, nó còn giúp giảm đau ngực khi bạn ho quá nhiều.


Trà gừng

Được xem là loại trà thảo dược tốt nhất để trị ho, trà gừng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới.


Nếu bạn bị cảm, với các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, ho nhiều và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với  ít nước cốt chan và mật ong. Chắc chắn bệnh cảm sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn bởi sự kết hợp của 3 loại thuốc dân gian vừa có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể.

Trà sả

Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả non, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh và lá bạc hà.


Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, khiến người bệnh dễ hít thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho trong mùa lạnh rất tốt.

Trà cam thảo

Vị thanh, ngọt nhẹ và lành tính từ lâu cam thảo đã được sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh hữu hiệu, nhiều gia đình cũng giữ cam thảo để làm trà giảm ho mùa lạnh.
 
Trà cam thảo có thể dùng riêng không cần kết hợp với các loại thảo mộc khác mà vẫn có tác dụng kháng khuẩn, trị ho.

Vì sao nên dùng trà trị ho thay vì thuốc tây?

- Trà thảo mộc hoàn toàn lành tính, có khả năng làm dịu cơn ho nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.

- Trà thảo mộc giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tia bức xạ mặt trời.


- Những loại trà thảo mộc thường ấm và giúp ngủ ngon, giảm stress.

- Trà rất dễ làm, nguyên liệu cũng dễ tìm, thích hợp cho tất cả mọi người.

Lưu ý không dùng kháng sinh trị đau họng quá 7 ngày


Nếu đã đau họng do nhiễm khuẩn, bạn phải dùng kháng sinh nhưng không nên quá 7 ngày, để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc về sau.

Vào mùa đông xuân, khi thời tiết thay đổi thường xảy ra chứng đau họng ở một số người có cơ địa kém thích nghi. Không phải trường hợp nào cũng dùng kháng sinh trị bệnh, nếu không sẽ nhờn thuốc.

Người đau họng có cảm giác khó chịu như đau hoặc ngứa rát vùng họng, gây ra khó nuốt khi ăn uống. Nếu không bị sốt và chỉ bị khó chịu như hắt hơi, sổ mũi thì có thể do cúm vì nhiễm virus.

Trường hợp này không dùng kháng sinh vì không có hiệu lực gì. Chỉ cần súc miệng với nước muối ấm trong 1 - 2 ngày là sẽ khỏi.

 Không nên dùng thuốc kháng sinh quá 7 ngày  để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc về sau.

Nếu dùng viên ngậm sát khuẩn như biệt dược Mekotricin, kẹo ho như viên bổ phế hoặc Eugica để làm mất đi cảm giác khô rát sẽ giúp họng bớt khô. Nên tăng cường uống nhiều nước nhưng cần tránh uống bia, rượu hoặc cà phê vì có thể gây mất nước.

Nếu đau họng nhiều, có thể dùng viên Paracetamon với liều thông dụng để giảm đau. Cũng nên tránh dùng các gia vị như ớt, hồ tiêu gây cay nóng và kích thích ở vùng họng.

Ngoài nguyên nhân thời tiết thay đổi đột ngột, đau họng còn có thể do các chất gây ô nhiễm ở không khí như khói thuốc lá, khói than...

Nếu đã điều trị như trên, sau 1 - 2 ngày mà họng vẫn còn đau rát nhiều, kèm amiđan đỏ và sưng to, cần đến bác sĩ để khám vì có thể do viêm nhiễm khuẩn, nhất là do các chủng liên cầu khuẩn gây ra.

Trường hợp này bạn phải dùng kháng sinh nhưng cũng không nên quá 7 ngày, để tránh gây ra hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc về sau.

Nguồn tin: www.phununet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:18 | lượt tải:14

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay7,700
  • Tháng hiện tại43,667
  • Tổng lượt truy cập11,477,817
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây