Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Thủ tướng cho rằng, hội nghị này nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp để phát triển dược liệu và công tác y học cổ truyền Việt Nam thời gian tới. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị cần thảo luận một số nội dung chính: Dù tiềm năng dược liệu to lớn như vậy, nhưng chưa phát huy được ở mọi vùng miền, chưa được quy hoạch phát triển theo chuỗi giá trị dẫn nên hiệu quả thấp; sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp; không có đầu ra bền vững; năng suất thấp, thất thoát lớn. Công tác chế biến còn bất cập, nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài ra, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ dược liệu còn chưa hiệu quả, sản phẩm còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đất nước ta có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, đến nay ở nước ta đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Việt Nam cũng sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng… Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Đây sẽ là một kho tàng quý báu để triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội.
Cũng theo đánh giá của Bộ Y tế, việc nuôi trồng cây dược liệu làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 – 5 lần so với trồng một số loại cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, sắn… Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Tại hội nghị, các điểm cầu tập trung tham luận về một số vấn đề như định hướng phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam, tiềm năng phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum cùng một số định hướng và giải pháp phát triển, định hướng khai thác, bảo tồn dược liệu tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn,.. bên cạnh đó, các công ty dược tham gia tham luận về tình hình quản lý, sử dụng cũng như thực trạng phát triển nuôi trồng cây dược liệu đồng thời nêu rõ những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong quá trình phát triển nguồn dược liệu,..
Kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh “kho tàng dược liệu Việt Nam là vô giá” đồng thời cho rằng phát triển sản xuất, chế biến nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu Việt Nam “không những xóa đói giảm nghèo mà còn có thể làm giàu”.
Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp các bộ liên quan xây dựng cơ chế chính sách đặc thù; khẩn trương ban hành quy trình chuẩn nuôi trồng cây dược liệu; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dược liệu làm công cụ quản lý; tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ các nước...
Đối với các địa phương, cần tổ chức triển khai hiệu quả chiến lược phát triển cây dược liệu, xem đây là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, quan tâm thu hút nhà máy chế biến vào vùng sản xuất cây dược liệu có quy mô lớn...
Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực thích hợp cho việc nuôi trồng dược liệu, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã triển khai vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Hiện có 18 ha trồng dược liệu mã đề, kim tiền thảo, ích mẫu, mộc hoa trắng, xích đồng nam trên địa bàn các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê; ngoài cung cấp nguồn nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến, Công ty đã xuất bán dược liệu. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chiết xuất, chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. |
Tác giả: Trần Thanh Nhàn
Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn