Hầu hết bệnh nhân đột qụy nhập viện muộn do thiếu kiến thức

Thứ bảy - 10/12/2016 19:15
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 ngàn người bị đột quỵ và tỉ lệ này có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Còn tại Hà Tĩnh, mặc dù chưa có số liệu thống kê trong toàn tỉnh, nhưng theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa tỉnh, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận 1.200 đến 1.300 người đột quỵ.
Hầu hết bệnh nhân đột qụy nhập viện muộn do thiếu kiến thức
Vào thời điểm này tại Khoa Cấp cứu chống độc, mỗi ngày khoa tiếp nhận 10 ca đột qụy, có ngày lên đến 20 ca, thường gặp nhiều ở bệnh nhân xuất huyết não và nhồi máu não. Trong đó có đến 90% bệnh nhân đến viện khi đã qua giờ vàng(sau 3 giờ), nên hậu quả để lại di chứng tàn phế suốt đời hoặc bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân Nguyễn Đình Vị, 63 tuổi, ở xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh là một trong rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh khi đã qua giờ vàng. Ông Vị đến trong tình trạng liệt nửa người, nhồi máu não, mặc dù được các bác sĩ nhiệt tình cứu chữa nhưng do đến muộn nên ông phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Người nhà ông Vị cho biết: "buổi chiều thấy ông ăn uống bình thường, nhưng đến 11h đêm ông mới đổ bệnh, nói không ra lời, một nửa người không cử động được. Lúc đó tôi xoa, bóp, quạt than sưởi ấm cho ông, đợi đến sáng mới gọi con cái đến đưa ông tới bệnh viện. Nhưng do đến muộn nên não đã bị tổn thương nặng, phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Tôi hối hận lắm, nếu biết trước thì lúc đó đã đưa ông đi cấp cứu rồi, không phải chịu cảnh tàn phế như bây giờ". Giống như ông Vị, có một số bệnh nhân đến viện muộn mất đi cơ hội vàng điều trị là do người thân tự ý cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, đến khi bệnh nặng lên mới đưa đến bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Thái, Phó khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: "trong trường hợp bệnh nhân đột quỵ, việc sơ cứu tại nhà rất quan trọng, nhưng hiện nay có đến 100% người chưa biết cách sơ cứu tại nhà cho bệnh nhân trước khi đến bệnh viện hoặc có làm nhưng không đúng phương pháp. Trầm trọng hơn chúng tôi thường gặp mỗi năm có khoảng 20 ca trước khi đến viện người nhà đã chích đầu các ngón tay và có từ 200 đến 300 ca trước khi đến viện người nhà đã cho dùng thuốc "an cung hoàn" thuốc này chỉ truyền miệng nhưng không có bằng chứng khoa học, vì thế bệnh nhân bị chảy máu não trầm trọng hơn, nhiều trường hợp đã không qua được cơn nguy kịch. Còn một số ca thì chỉ cứu sống nhưng phải chịu cảnh tàn phế suốt đời".

Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người già trên 60 tuổi, nhưng thời gian gần đây đột quỵ có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Trong số bệnh nhân đột qụy đến điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh thì có từ 30 đến 40% ca dưới 60 tuổi. Bác sĩ Thái cho biết thêm: sau đột quỵ, cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi, vì thế với bệnh nhân đột qụy, thời gian là vàng nên khi thấy có một trong các dấu hiệu sau: tê nửa người, một tay hoặc nửa mặt; yếu (hoặc động tác vụng về, cảm giác nặng nề) nửa người, một tay hoặc nửa mặt; nói khó hoặc khó hiểu lời nói; nhìn mờ hoặc mù; chóng mặt hoặc mất thăng bằng; đau đầu một cách bất thường(có thẻ kèm nôn và buồn nôn); méo miệng, thì cần nhanh chống gọi cấp cứu 115, không nên trì hoãn và nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên sâu trong vòng ít nhất 3 giờ đầu để được điều trị tối ưu. Trong thời gian chờ đợi tại nhà, người thân có thể tiến hành sơ cứu bằng cách: đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, có thể nằm gối cao 30-45 độ; nới rộng quần áo thông thoáng, quan sát xem bệnh nhân thở như thế nào, màu da như thế nào. Nếu bệnh nhân có ngừng tim thì phải cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi sự hỗ trợ của người xung quanh. Trường hợp bệnh nhân có nôn thì nên xoay mặt, nghiêng người bệnh nhân sang một bên tránh để nuốt chất nôn và gây sặc. Nếu bệnh nhân lên cơn co giật cần đảm bảo đường thở cho bệnh nhân, dùng các dụng cụ tại nhà như đũa, thìa quấn vải đặt ngang miệng bệnh nhân, tránh để cắn vào lưỡi. Đặc biệt lưu ý không đưa các thức ăn đồ uống gì vào bệnh nhân dễ gây sặc.

Bác sĩ tư vấn cho người nhà cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

 

Nguyên nhân của bệnh đột quỵ não là do: tăng huyết áp, các bệnh lý về tim, rối loạn lipid máu. Ngoài ra, đột quỹ não gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, nghiện thuốc lá, rượu bia và ít hoạt động thể lực. Vào mùa lạnh đột qụy tăng nhiều, vì thế để tránh bị đột quỵ trong thời tiết lạnh giá, người dân cần giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột; khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, đường máu; thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, kiêng bia rượu, luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, tránh béo phì; thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế đạm, giảm muối. Đối với bệnh nhân được cứu sống sau đột quỵ não, ngoài thực hiện các khuyến cáo trên cần uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, không bỏ thuốc đột ngột để phòng tránh tái phát đột quỵ não. Bác sĩ Thái cũng nhấn mạnh: hiện nay trên toàn tỉnh chỉ có duy nhất Bệnh viện tỉnh mới có khả năng điều trị cho bệnh nhân đột quỵ não, với trường hợp đến trước 3 giờ đầu (từ khi bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ cho đến khi nhập viện) thì khả năng phục hồi cao, giảm các di chứng tàn phế. Năm 2017, bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ áp dụng kỹ thuật lấy huyết khối qua đường động mạch và can thiệp nội mạch. Kỹ thuật này sẽ tăng tiêu chuẩn giờ vàng lên 6 giờ, tạo cơ hội sống, giảm di chứng tàn phế cho nhiều bệnh nhân./.

Tác giả: Thanh Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:15 | lượt tải:10

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay3,779
  • Tháng hiện tại39,746
  • Tổng lượt truy cập11,473,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây