Bộ Y tế ủng hộ phương án hiến máu tự nguyện

Thứ tư - 11/01/2017 02:04
Liên quan đến thông tin về dự án Luật máu và tế bào gốc do Bộ Y tế gửi Bộ Tư pháp thẩm định có thông tin cho rằng Bộ Y tế quy định công dân phải bắt buộc hiến máu 1 năm/1 lần, chiều ngày 9/1, trao đổi với phóng viên báo chí, TS Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định, đó chỉ là phương án giả định, trong dự án luật này, Bộ Y tế khẳng định ủng hộ phương án hiến máu tự nguyện…
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang trả lời báo chí chiều ngày 9/1
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang trả lời báo chí chiều ngày 9/1
Thông tin bắt buộc hiến máu 1 năm 1 lần  là không phản ánh đúng bản chất của vấn đề

Theo TS Quang, việc một số thông tin cho rằng công dân Việt Nam phải bắt buộc hiến máu 1 năm 1 lần  là không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. “Chúng tôi chưa có bất cứ thông tin gì đề xuất hiến máu bắt buộc 1 năm 1 lần mà  trên cơ sở là hiến máu tình nguyện. Khẳng định của dự thảo Luật là để duy trì nguồn máu phục vụ điều trị thì hiến máu tình nguyện là chủ chốt, không đặt vấn đề chính là hiến máu bắt buộc”- ông Quang nói.

Cũng theo ông Nguyễn Huy Quang, quan điểm xây dựng luật hiện nay là phải dựa trên bằng chứng về mặt khoa học. Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định. Trường hợp này giả định là hiến máu bắt buộc.

Thời gian qua, Bộ Y tế cùng Viện Huyết học và truyền máu trung ương đã phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể để triển khai tổ chức các chiến dịch hiến máu tình nguyện, nhân đạo như Lễ hội Xuân hồng, Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ, hiến máu tại các khu dân cư, trường học, cơ quan công sở... Do đó, phong trào hiến máu tình nguyện trong các năm gần đây phát triển, trở thành trào lưu của rất nhiều tầng lớp nhân dân, nòng cốt hiến máu là đoàn thanh niên, lực lượng công an, quan đội, học sinh sinh viên... Việc hiến máu tình nguyện đã trở thành hành vi cao đẹp, nhân văn trong xã hội.

“Chính các phong trào hiến máu tình nguyện hiện nay đã và đang tạo nên các nguồn máu đa dạng để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho người bệnh”- ông Nguyễn Huy Quang khẳng định.

Năm 2016, toàn quốc vận động và tiếp nhận gần 1,4 triệu đơn vị máu, đạt hơn 109% kế hoạch, tăng 3,9% so với năm 2015, đạt 1,52% dân số hiến máu. Hiện nay, Bộ Y tế và ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện quốc gia đã có nhiều kế hoạch để thúc đẩy hiến máu tình nguyện. Dự kiến sẽ có khoảng 2% dân số hiến máu tình nguyện và như thế sẽ đáp ứng đủ nhu cầu điều trị

Ông Quang cũng nói thêm, hiện tại các cơ sở điều trị ở tuyến TW, tỉnh, nhu cầu sử dụng máu tương đối đáp ứng đủ phục vụ điều trị. Riêng tuyến huyện, có một số nơi thiếu khoảng 20% lượng máu để đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân. Trong trường hợp đó thì phải điều chuyển máu từ nơi khác về, hoặc triển khai ngân hàng máu sống…

97,5% đối tượng hiến máu là tình nguyện

Trên thực tế hiện nay, đối tượng hiến máu ở nước ta có đến 97,5% là hiến máu tình nguyện, người hiến máu chuyên nghiệp  chiếm 0,9% và người nhà người bệnh hiến máu là 1,5%, việc hiến máu tự thân là 0,02%. Qua đây cho thấy xu hướng nhất quán vẫn là duy trì hiến máu tình nguyện.

Tuy nhiên, theo ông Quang việc quy định hiến máu tự nguyện và mang tính tình nguyện cũng có ý kiến đề nghị là nếu chúng ta làm tự nguyện thì liệu có đáp ứng được máu cho nhu cầu điều trị hay không. Do đó, tromg Luật về máu và tế bào gốc chúng ta có tình huống giả định là hiến máu bắt buộc. Thế nhưng, trên thực tế nếu ghi là bắt buộc thì liên quan đến quyền con người, không dễ gì mà chúng ta bắt buộc được. Việc hiến máu tình nguyện hiện trong 2-3 năm gần đây đáp ứng tốt nhu cầu điều trị của người bệnh kể cả máu lấy của người dân và máu đã chế phẩm.

Hiến máu tình nguyện đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng dự án luật này, chúng tôi cũng tham khảo pháp luật quốc tế cho thấy các chính sách của các nước kể cả của Tổ chức Y tế thế giới thì không thấy quốc gia nào huy động hiến máu bắt buộc

“Ngoài ra, nếu hiến máu nghĩa vụ, bắt buộc, chúng ta có 90 triệu dân, nếu có 46 triệu người hiến bắt buộc thì nguồn máu không chỉ ổn định mà còn dư thừa và một năm tiêu tốn khoảng 4.182 tỷ đồng. Nếu hiến máu tình nguyện hiện nay chúng ta chỉ lấy máu ở 18,2 triệu người. Như vậy đối tượng tác động đến người dân giảm đi và chúng ta chỉ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ đồng. Xét về kinh tế, nhân lực và phong trào hiến máu tình nguyện hiện đang phát huy hiệu quả thì Bộ Y tế thiên về phương án duy trì hiến máu tình nguyện”- ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, dựa trên các bằng chứng về mặt khoa học, chúng ta lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng phải có phương án giả định để chứng minh lập luận của ban soạn thảo về hiến máu tình nguyện là đúng đắn, thuyết phục.

Liên quan đến câu hỏi về vấn đề chi trả tiền khi sử dụng máu, chế phẩm máu, ông Quang nói: Nhà nước bỏ tiền ra để vận động hiến máu, hiến máu không phải là mua-bán máu. Người bệnh chi trả tiền khi sử dụng máu là chi phí bảo quản, vận chuyển, sàng lọc, phân tích và tách chế phẩm của máu.


Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:15 | lượt tải:10

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:27 | lượt tải:18

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:103 | lượt tải:43

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:130 | lượt tải:34

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:143 | lượt tải:70
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay4,106
  • Tháng hiện tại40,073
  • Tổng lượt truy cập11,474,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây