Tiêu chảy cấp ở trẻ - Bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ

Thứ tư - 18/07/2018 21:26
Trong điều kiện mưa lũ ngập lụt, đi lại khó khăn, khi trẻ mắc tiêu chảy cấp cần xử trí tại nhà thế nào? Rotavirut - Mối nguy hiểm cho trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ - Bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ

Sau mưa lũ, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do rotavirut ở trẻ em là rất lớn.  Khi bị lây nhiễm virut khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Trong giai đoạn này trẻ sẽ bị mất nước nếu bị kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong.

Phải cho uống oresol nếu trẻ đang bú mẹ bị tiêu chảy cấp. Ảnh: N.Đ

Chăm sóc tại nhà thế nào?

Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, ưu tiên hàng đầu là dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải (còn gọi là muối khoáng như Na, kali, chlor…) bị mất qua phân và chất nôn mửa, dung dịch uống thường sử dụng là dung dịch oresol

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài gây ứ đọng, chướng ruột.

Cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chia nhỏ làm nhiều bữa, tránh kiêng khem quá mức. Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú nhiều và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm oresol sau bú mẹ. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dịch như oresol, thức ăn lỏng (nước xúp, nước cơm, nước cháo) hoặc nước sạch. Nếu bú bình thì vệ sinh bình sạch sẽ, không đổi loại sữa.

Cách pha oresol

Trẻ < 2 tuổi: uống 50-100ml nước oresol sau mỗi lần đi  ngoài và giữa mỗi lần.

Trẻ ≥ 2 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần. Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn, tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.

Cần đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế  khi trẻ có một trong những biểu hiện sau: Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục), nôn tái diễn, trẻ rất khát, ăn uống kém hoặc bỏ bú, tình trạng không được cải thiện sau 2 ngày điều trị, sốt cao hơn, có máu trong phân.

Giữ vệ sinh để phòng bệnh

Đối với tiêu chảy cấp do rota virut, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau mưa lũ, cần vệ sinh nhà cửa, lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn cloramin B. Nguồn nước cũng phải đảm bảo vệ sinh, khử trùng theo hướng dẫn của ngành y tế.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:580 | lượt tải:71

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:616 | lượt tải:98

1045/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá vật tư, hóa chất

Lượt xem:688 | lượt tải:110

1031/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:629 | lượt tải:112

1000/TTYT

Về việc Yêu cầu báo giá hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Lượt xem:872 | lượt tải:131
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay5,320
  • Tháng hiện tại130,703
  • Tổng lượt truy cập9,536,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây