Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí

Thứ sáu - 07/06/2019 03:10
Những ngày này, hầu như cả đất nước đều chung một keyword (từ khóa) là nắng và nóng. Những người làm việcngoài trời thì đối diện với say nắng, người làm việc trong nhà không có điều hòa thì luôn trực chờ nỗi lo say nóng. Cả 2 hiện tượng này đều có chung biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu mà nếu không được xử lý kịp thời thì những di chứng do thần kinh tổn thương là khó tránh khỏi.

Vậy say nắng và say nóng là gì?

Say nắng là hiện tượng cơ thể bị sốc nhiệt do ở hay làm việc quá lâu dưới trời nắng, khiến hai trung tâm của cơ thể là phần đầu, gáy bị tổn thương, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn do không thể điều tiết được nhiệt độ cơ thể kịp ở ngưỡng an toàn, kèm thêm tình trạng mất nước khiến bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Chóng mặt do say nắng, say nóng và cách xử trí

Ảnh minh họa

Say nắng thường dẫn đến say nóng, tuy nhiên, say nóng lại là một hiện tượng tương đối khác. Dù tránh ánh nắng trực tiếp nhưng nhiệt độ trong không khí quá nóng khiến một số người đặc biệt dễ bị say nóng hơn như người già, trẻ em hay người phải vận động mạnh. Khi đó, thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, mồ hôi không đủ giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát dẫn đến tình trạng say nóng, khiến nhịp tim, huyết áp bị ảnh hưởng, gan, nội tạng, hệ thần kinh trung ương cũng bị những tổn thương nghiêm trọng nếu không được xử trí kịp thời.

Điều cần làm ngay khi say nắng, say nóng

Điều đầu tiên cần làm khi bị say nắng, say nóng là cơ thể cần hạ nhiệt ngay. Lúc đó, bạn cần di chuyển vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hòa, bỏ bớt quần áo không cần thiết như áo khoác, bao tay, vớ… để cơ thể thoát nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể chưa được cải thiện đáng kể, bạn nên chèn túi nước đá hay sử dụng khăn lạnh lau vùng nách, bẹn, cổ, lưng để cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt. Trong trường hợp thấy triệu chứng không cải thiện, đừng ngần ngại sự trợ giúp của người thân hoặc gọi số cấp cứu y tế 115 để được sơ cấp cứu kịp thời, tránh những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong cao điểm nắng nóng cả nước hiện nay, cần tránh làm việc hay ở trong môi trường nắng hoặc nóng quá lâu, bổ sung nước và chất điện giải đầy đủ, có những biện pháp che chắn như sử dụng mũ nón, ô dù, áo khoác thoáng, sáng màu… Quan trọng hơn, nếu bạn là người dễ chóng mặt do các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch, tật khúc xạ hay tai trong… thì phải luôn tuân thủ điều trị và mang sẵn các loại thuốc có cần thiết như các dược phẩm có chứa acetyl-DL-Leucine để kiểm soát tốt triệu chứng chóng mặt này.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:581 | lượt tải:71

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:616 | lượt tải:98

1045/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá vật tư, hóa chất

Lượt xem:689 | lượt tải:110

1031/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:629 | lượt tải:112

1000/TTYT

Về việc Yêu cầu báo giá hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Lượt xem:874 | lượt tải:131
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,305
  • Tháng hiện tại131,320
  • Tổng lượt truy cập9,537,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây