Trẻ ngộ độc thuốc cam: Cảnh báo từ phòng cấp cứu

Thứ tư - 12/07/2017 22:26
Gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tục tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc cam không rõ nguồn gốc.

Gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh liên tục tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc cam không rõ nguồn gốc. Thông tin trong bài viết này thêm một lần cảnh báo việc sử dụng tùy tiện thuốc cam không rõ nguồn gốc dẫn đến sự nguy hại thế nào đối với trẻ?

Thuốc cam là gì?

Theo tên gọi từ Đông y, thuốc cam là các bài thuốc để điều trị bệnh cam và thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc viên hoàn dùng để uống. Tùy theo từng loại bệnh cam như tỳ cam (bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa), can cam (bệnh liên quan đến gan), tâm can (bệnh liên quan đến khí huyết, tim mạch), phế cam (bệnh ở phổi), thận cam (bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu)... mà các dạng thuốc cam cũng có thành phần và công dụng khác nhau. Tương tự như các bài thuốc Đông y khác, thuốc cam cũng có sự phối hợp giữa các vị thuốc dựa theo các nguyên tắc của y học cổ truyền để điều trị và bồi bổ cơ quan bị bệnh. Ví dụ như thuốc cam để bổ tỳ thường được bào chế từ các phương thuốc như cát lâm sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, mạch nha, sơn tra, thần khúc, cốc tinh thảo, ô tặc cốt, bạch biển đậu được nghiền thành bột hoặc chế biến thành viên hoàn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ngủ ngon, chống còi xương và các chứng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, thuốc cam bôi ngoài da cũng có sự phối hợp các dược liệu có nguồn gốc khoáng vật và được dùng để điều trị mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm, tưa lưỡi, miệng hôi. Cũng chính nhờ những tác dụng này, thuốc cam được các bậc phụ huynh hay sử dụng cho con em với mong muốn con em mình mau ăn chóng lớn và có thể phát triển thể chất, trí tuệ một các tốt nhất.

H

Một loại thuốc cam không rõ nguồn gốc gây ngộ độc chì cho trẻ.

Các vấn đề về độ an toàn của thuốc cam

Ngộ độc chì

Đa số các trường hợp ngộ độc thuốc cam đã xác định rõ nguyên nhân là do hàm lượng chì trong thuốc cao, dẫn đến tình trạng ngộ độc chì và gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc chì khi dùng thuốc cam? Theo kết quả kiểm định của Viện Hóa học trong năm 2012, có đến 98% mẫu thuốc cam có hàm lượng chì vượt ngưỡng quy định an toàn cho người sử dụng. Trong đó, có nhiều mẫu có hàm lượng chì lên đến 85%. Các số liệu này đã chứng minh rằng lượng chì trong các mẫu thuốc cam hiện nay là một thành phần được phối hợp một cách có chủ ý vào chứ không phải do nhiễm tạp. Các trường hợp nhiễm độc chì được ghi nhận đa số là do sử dụng thuốc cam dạng bôi ngoài da có thành phần là khoáng chất. Lượng lớn chì này có khả năng là do sự phối hợp các dược liệu như duyên đơn, duyên phấn hay mật đà tăng trong thành phần của thuốc cam. Thành phần của những dược liệu có chứa chủ yếu là chì oxit và chính chì oxit đã mang lại tác dụng điều trị lở loét, mụn nhọt. Bên cạnh đó, nhiều khả năng chì oxit vô cơ đã được cố ý thêm vào bài thuốc để mang lại hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, ngưỡng an toàn của chì trong cơ thể là rất thấp dưới 10mcg/dl máu; việc các bậc cha mẹ tự ý sử dụng thuốc có hàm lượng chì cao như vậy và không có sự chỉ định của thầy thuốc như hiện nay đã dẫn đến tình trạng ngộ độc chì và gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất cũng như sự phát triển trí tuệ cho chính con em của mình.

Tự ý sử dụng thuốc cam cho trẻ

Bên cạnh hàm lượng chì vượt quá ngưỡng, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc cam đặc biệt là đối với trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ đã cho con mình dùng thuốc mà không nắm rõ cách dùng, liều dùng do không phân biệt được thuốc cam dạng bột dùng ngoài da và thuốc cam dùng để uống hoặc đánh đồng 2 loại thuốc này là một. Điều này dẫn đến việc dùng thuốc không đúng cách và gây ra ngộ độc do quá liều. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng thuốc mà không có ý kiến của người có chuyên môn có thể dẫn đến việc dùng sai thuốc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh ở trẻ. Ví dụ như nếu dùng phải thuốc cam có tính nhiệt cho bệnh nhi đang bị bệnh cam thể nhiệt có thể làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến co giật, hôn mê.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nhìn nhận dưới góc độ y học cổ truyền, các vị thuốc trong bài thuốc cam dùng cho trẻ em đều có công dụng riêng và hiệu quả của nó đã được chứng minh qua nhiều thế hệ là có tác dụng, nên bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền như một loại “thần dược” để điều trị bệnh ở trẻ nhỏ cho đến ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh tính hiệu quả của thuốc thì vấn đề về độ an toàn cho người sử dụng, đặc biệt trẻ em vẫn còn có nhiều điều đáng được lưu tâm. Thuốc cam thường được lưu hành và chế biến tại các cơ sở gia truyền và thành phần trong các bài thuốc này cũng được tùy chỉnh theo loại bệnh cũng như trình độ của thầy thuốc Đông y tại tác cơ sở; chính vì vậy, rất khó để người sử dụng có thể hiểu rõ được thành phần cụ thể trong các bài thuốc này. Chính nguyên nhân này cộng với việc tự ý sử dụng thuốc của các bậc cha mẹ đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Do đó, việc sử dụng thuốc cam cho trẻ cần có sự tư vấn từ các cán bộ y tế có chuyên môn cũng như lựa chọn cơ sở sản xuất có uy tín và được Bộ Y tế cấp phép.

Nguồn tin: Báo sức khỏe và đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

486/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị y tế

Lượt xem:75 | lượt tải:34

416/TTYT-KD

Về việc mời chào giá trang thiết bị Y tế

Lượt xem:189 | lượt tải:92

366/TTYT

Yêu cầu báo giá Vắc-xin

Lượt xem:127 | lượt tải:26

1150/TB-TTYT

Thông báo về việc mời đơn vị tham gia tư vấn: lập E-HSMT, đánh giá E-HSMT và thẩm định E-HSMT, Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung ứng hàng hóa phim X-Quang thuộc dự toán Cung ứng phim X-Quang phục vụ hoạt động KCB tại Trung tâm Y tế huyện Thạch

Lượt xem:739 | lượt tải:91

1129/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vật tư

Lượt xem:807 | lượt tải:128
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay9,093
  • Tháng hiện tại178,449
  • Tổng lượt truy cập9,792,579
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây