Rét đậm, nhiều người “cố thủ” không chịu đi khám bệnh, bác sĩ cảnh báo dễ gặp biến chứng

Thứ sáu - 12/01/2018 13:06
Với nhiệt độ ngoài trời rét đậm chỉ từ 9 đến 12 độ C, nhiều người dù mang bệnh nhưng do ngại rét không chịu đến BV mà vẫn “cố thủ” ở nhà chờ thời tiết ấm hơn mới đi khám. Các bác sĩ cảnh báo, với một số bệnh mạn tính dù đang ổn định nhưng khi gặp lạnh rất dễ biến chứng nặng lên, do đó, người dân cần hết sức cảnh giác.

Theo GS.TS Ngô Quý Châu – PGĐ Bệnh viện Bạch Mai, GĐ Trung tâm Hô hấp của BV, bệnh hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tật, thậm chí tử vong. Khi thời tiết lạnh, số bệnh nhân hô hấp tăng lên. Ví dụ như hôm nay trời lạnh, khoảng 3- 5 ngày sau số bệnh nhân đến khám tăng lên, nói như thế để thấy cũng cần một quá trình tác động lên cơ thể.

Khi không khí lạnh làm đường hô hấp trên, các mạch máu dưới niêm mạc co lại, đường niêm mạc không được tưới máu nhiều, khả năng bảo vệ của niêm mạc chống lại virus, vi khuẩn qua đường thở giảm dần đi, các hoạt động bảo vệ khác kém đi. Đầu tiên bệnh nhân sẽ bị nhiễm bệnh hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, viêm amidan , viêm phổi, màng phổi.... Đó là những người không có bệnh lý mạn tính, dễ bị viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn... Với những bệnh nhân đã có bệnh phổi mạn tính như COPD, hen phế quản, thời tiết lạnh sẽ làm bệnh nặng lên, làm người bệnh tăng triệu chứng, như khó thở tăng lên, bệnh nhân phải đi khám, thậm chí cấp cứu. Khi trời lạnh, số bệnh nhân đến khám vì các bệnh hô hấp tăng lên.

Bệnh nhân COPD dễ trở nặng

Đáng lưu ý nhất là các bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính (COPD), vào thời tiết lạnh bệnh nhân rất dễ gặp phải các đợt cấp. Tại BV Bạch Mai, theo GS.TS Ngô Quý Châu, số bệnh nhân mắc COPD phải nhập viện và điều trị tại Trung tâm Hô hấp vì đợt cấp đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi. Các bệnh nhân mắc COPD điều trị tại Trung tâm Hô hấp phần lớn là các ca bệnh nặng, phải nằm điều trị lâu dài.

GS.TS Ngô Quý Châu thăm khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Hô hấp.

Trong lúc giao mùa, bệnh nhân mắc COPD thường rơi vào tình trạng nặng vì khả năng nhiễm virus, vi khuẩn từ đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới làm cho tình trạng co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy trong đường hô hấp nhiều lên, làm cho rối loạn thông khí trầm trọng hơn và bệnh nhân khó thở nhiều hơn, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng.

“Các bệnh nhân mắc COPD hoàn toàn có thể điều trị được tại nhà, tuy nhiên các bệnh nhân này cần chú ý tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám. Những bệnh nhân có đợt cấp không đáp ứng với việc điều trị tại nhà, hoặc có biểu hiện suy hô hấp nặng, cần phải đến cơ sở y tế để khám cấp cứu ngay”- GS. Châu khuyến cáo.

Để không chế những đợt cấp cho bệnh nhân COPD, GS. Châu cho biết, cách điều trị chung là điều trị triệt để căn nguyên gây đợt cấp, tối ưu hoá thuốc giãn phế quản, dùng corticoid đường phun hít.

Cùng với đó, việc phòng ngừa đợt cấp đóng vai trò rất quan trọng bằng cách: Giữ ấm cơ thể. Tránh khói bụi, thời tiết lạnh ẩm. Tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu. Cần tránh các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: thuốc lá, thuốc lào và các chế phẩm từ thuốc lá (Siga, shisha…), khói bụi, hóa chất nghề nghiệp. Điều trị tốt giai đoạn ổn định sẽ giúp phòng ngừa cơn cấp.

Bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp mạn tính, tăng huyết áp... cần lưu ý khi trời lạnh.

 

Cẩn trọng với bệnh tăng huyết áp không triệu chứng

Tại BV Bạch Mai tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo các bác sĩ, khoảng 3-4 ngày sau 1 đợt lạnh số người đến khám tăng lên, đặc biệt những lúc trời lạnh sâu, và kéo dài, tỷ lệ bệnh nhân tăng lên đột biến sau 1 tuần. Các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất là trẻ em, người lớn tuổi và người có bệnh phổi mạn tính. Viêm phổi trẻ em vẫn là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

TS. Đồng Văn Thành - Phó trưởng khoa, phụ trách Khoa khám bệnh, BV Bạch Mai cho biết, trong những ngày rét đậm vừa qua, bệnh nhân đến khám giảm đi rất nhiều. Chủ yếu bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, đến lịch khám, hết thuốc phải đến viện, còn đại đa số người dân “cố thủ”, hoặc chỉ khi nào biểu hiện nặng mới đến viện.

Trong những ngày bình thường thời tiết ấm, khoa khám bệnh tiếp nhận khoảng 3.000 lượt bệnh nhân. Riêng ngày đầu tiên của đợt rét, do có hiện tượng đi khám “chạy rét” nên tăng vọt lên 3.600 ca, ngày hôm qua và hết ngày 10/1, số bệnh nhân đến khám chỉ trên dưới 2.500 ca, chủ yếu là các bệnh cơ xương khớp; COPD dù đang ổn định nhưng gặp lạnh dễ diễn biến nặng lên, bệnh hen phế quản, tăng huyết áp ở người nhà.

“Thời tiết lạnh, không giữ đủ ấm cơ thể, xảy ra hiện tượng co mạch sẽ làm huyết áp tăng vọt lên dù đang uống thuốc. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những người không kiểm soát được huyết áp do chưa điều trị, có thể dẫn đến tai biến ngay tức khắc. Đáng nói, nhiều trường hợp cao huyết áp lại không biểu hiện triệu chứng, vì thế người bệnh chỉ tình cờ được phát hiện khi đi khám sức khỏe, hoặc có tai biến đến BV mới được phát hiện cao huyết áp”- TS. Thành khuyến cáo.

Theo TS. Vũ Văn Giáp, để phòng ngừa đối với bệnh hô hấp tránh tái phát – đặc biệt các nhóm chính cần lưu ý là: bệnh hen, COPD, giãn phế quản... cần năng cao khả năng miễn dịch của cơ thể thông qua dùng các loại vaccine để phòng bệnh chủ động, đặc biệt hai tác nhân chính gây nên các bệnh hô hấp đó là virus, cúm, cúm mùa, cúm theo dịch cần tiêm phòng. 

Thứ hai căn nguyên phế cầu, hiện chúng ta có hai vaccine chính phổ biến để phòng 2 tác nhân chính này. Với trẻ thì có vaccine BCG có thể tiêm cho trẻ em. Đối với việc phòng bệnh không đặc hiệu khác bằng cách nâng cao thể trạng người bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có đề kháng. Phòng ngừa có liên quan đến môi trường sống của người bệnh, chúng ta giữ cho môi trường sống khô ráo không ẩm thấp, tránh khói bụi trong và ngoài nhà. Các chỉ số về không khí có ô nhiễm, trong thời điểm có chỉ số ô nhiễm cao như vậy người mắc bệnh hô hấp mạn tính hạn chế đi ra khỏi nhà, trong gia đình sử dụng cụ đun nấu không phát sinh khói, giảm ô nhiễm môi trường trong nhà. Đó là các cách phòng ngừa chung mà đặc hiệu và không đặc hiệu. 

Tuân thủ điều trị theo các giai đoạn bệnh và tái khám định kỳ để có hướng dẫn điều trị cụ thể chứ không tự ý sử dụng đơn cũ đã được bác sĩ kê và không tự ý mua kháng sinh về điều trị dẫn đến kháng thuốc trong cộng đồng như hiện nay là vấn đề hết sức nghiêm trọng.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:33 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:122 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:149 | lượt tải:50
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay8,755
  • Tháng hiện tại207,366
  • Tổng lượt truy cập11,641,516
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây