Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
"Tất nhiên mình không tranh liều vaccine COVID-19 đầu tiên nhưng nếu có điều kiện thì chắc chắn sẽ cho con đi tiêm" - Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói thêm ông cũng có con trong độ tuổi cần tiêm vaccine giai đoạn này và hoàn toàn ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.
"Tất nhiên chúng ta vẫn tiếp tục lắng nghe để có thêm nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia khác, đảm bảo rằng vaccine khi triển khai tiêm cho trẻ em Việt Nam sẽ tối ưu, phù hợp nhất" - ông nói.
Theo vị chuyên gia này, những bằng chứng gần đây cho thấy tỷ lệ biến chứng nặng COVID-19 ở trẻ em không ở mức cao tuy nhiên vẫn có nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó ông nhấn mạnh đặc biệt tới tình trạng viêm đa phủ tạng ở trẻ nhỏ (MIS-C) được ghi nhận trong thời gian vừa rồi, việc điều trị rất khó khăn.
Tổn thương kéo dài liên quan đặc biệt đến sức học của trẻ sau này là gánh nặng lớn cho bản thân đứa trẻ, gia đình và xã hội đã được ghi nhận trên thế giới dù tỷ lệ này không cao so với người lớn (cùng là F0) nhưng so với các bệnh khác vẫn cao, theo TS Thái.
Để giải quyết vấn đề này không có cách nào khác tốt hơn, chúng ta cần chủ động sử dụng vaccine phòng bệnh cho trẻ. Vị chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên tham khảo các báo, kênh thông tin như trang thông tin của Bộ Y tế, Báo Sức khoẻ & Đời sống và các trang báo chính thống khác.
"Nếu chúng ta hiểu sai về vaccine, về bệnh, không bảo vệ cho trẻ thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước, tương lai của chúng ta" - ông nói.
Các chuyên gia liên tục làm việc để nghiên cứu các ảnh hưởng của vaccine đến trẻ để đảm bảo rằng mũi tiêm cho trẻ sẽ an toàn và hiệu quả. Khẳng định Việt Nam chỉ sử dụng sản phẩm tốt nhất, tối ưu nhất để đảm bảo bảo vệ sức khoẻ cho con em, TS Phạm Quang Thái cho hay.
Tới ngày 15/2, Việt Nam ghi nhận hơn 2,57 triệu ca nhiễm COVID-19, riêng hôm nay ghi nhận tới hơn 31.000 ca. Hơn 2,23 triệu người đã khỏi bệnh trong đó nhiều ca là trẻ em.
Nhiều phụ huynh nêu băn khoăn trẻ sau khi khỏi COVID-19 có nên tiêm vaccine hay không bởi suy nghĩ đã nhiễm rồi thì miễn dịch tự nhiên có được còn hơn cả tiêm vaccine. Theo TS Phạm Quang Thái, virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể chúng ta lần đầu tiên để lại miễn dịch không cao.
Theo ông, đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm, vì vậy trong những hướng dẫn gần đây không đặt ra vấn đề chờ 6 tháng sau khi khỏi bệnh thì tiêm mũi tiếp theo mà nên tiêm ngay sau khi nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp miễn dịch của cơ thể với virus nhiều hơn, góp phần vào hạn chế tái nhiễm sau này.
"Điều này còn hạn chế cả những hội chứng hậu COVID-19 và tình trạng COVID-19 kéo dài đã được ghi nhận" - TS Thái nói thực tế, có những trẻ vài tháng sau khi khỏi mới có biểu hiên hội chứng hậu COVID-19 vì virus gây tổn thương đa cơ quan, để lại vật liệu di truyền virus gây phản ứng viêm đa tạng sau này.
Nói thêm về vấn đề nguy cơ tăng nặng ở trẻ tái nhiễm COVID-19 nhưng chưa tiêm vaccine với trẻ đã tiêm chủng đầy đủ, TS Thái cho hay thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số tái nhiễm cao hơn. Trong đó đều là thể nhẹ vì bệnh nhân đã có miễn dịch từ lần nhiễm trước.
"Tuy nhiên vẫn có trường hợp biểu hiện nặng như suy đa phủ tạng ở lần nhiễm sau. Cơ địa từng người cho thấy cần phải tiêm phòng dù đã nhiễm bệnh, để tránh nguy cơ tái nhiễm sau" - ông khẳng định.
Các chuyên gia tiêm chủng không khuyến cáo test dị nguyên liên quan tới vaccine. Test dị nguyên là đưa dị nguyên đó vào cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ cho các cháu trong khi lại không đặc hiệu cho vaccine COVID-19 bởi trong test dị nguyên không có hàm lượng như thành phần trong vaccine, gây nguy hiểm cho người test.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn