Bộ trưởng Bộ Y tế: Con trẻ mắc sởi, mẹ cũng cần tiêm ngừa

Thứ ba - 12/03/2019 21:56
Đó là lời khuyến cáo mà TTND. PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã đưa ra trong chuyến công tác kiểm tra tình hình phòng chống dịch sởi tại TP.HCM.

Lần theo dấu vết, truy tìm vì sao trẻ mắc sởi?

2 tháng đầu năm 2019, TP.HCM ghi nhận 2.634 ca sởi trong khi cả năm 2018 chỉ 1.693 ca. Phân tích theo nhóm tuổi, ghi nhận tần suất mắc bệnh ở các nhóm tuổi như sau: 14% dưới 9 tháng tuổi, 9% từ 9 - 11 tháng tuổi; 12% từ 12 - 24 tháng; 19% từ 2 - 4 tuổi; 28% từ 5 - 16 tuổi; 17% từ 17 tuổi trở lên.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Con trẻ mắc sởi, mẹ cũng cần tiêm ngừa

Hai tháng đầu năm 2019, số ca sởi tăng gần gấp 1,5 lần so với cả năm 2018 trên địa bàn TP.HCM. Ảnh: Bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại BV Nhi Đồng 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt câu hỏi: “Vì sao tiêm chủng vắc xin ngừa sởi tại TP.HCM mũi 1 đạt trên 95% và mũi 2 là 85%, nhưng vì sao sởi vẫn tăng?”

Giải đáp câu hỏi đó, theo BS. Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, quản lý đối tượng tiêm là việc vô cùng khó khăn, nhất là dân nhập cư biến động. Thứ 2 là trong phần mềm tiêm chủng, địa chỉ khai báo không rõ ràng, không đúng số điện thoại nên khi các phường, xã cập nhật thông tin lên gần 30% trẻ không thể tiếp cận được…

Hàng năm có đến 4 - 5% trẻ chưa tiêm chủng mũi 1, cứ 4 - 5 năm như vậy số trẻ chưa tiêm có thể lên đến gần 20.000, khả năng mắc bệnh cho trẻ và lây truyền trong cộng đồng rất cao.

Qua rà soát số trẻ không không tham gia tiêm trong chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi – rubella cho trẻ 1 – 5 tuổi toàn thành phố, các chuyên gia y tế dự phòng nhận thấy: trẻ được tiêm ít nhất 1 mũi MMR trước đó là 96.893 trẻ (32,8%, trong tổng số trẻ cần tiêm sau khi điều tra trên địa bàn thành phố là 295.637 trẻ).

“Vì vậy, độ bao phủ phòng bệnh sởi, rubella của đối tượng cần tiêm sởi trên toàn thành phố đạt 85,8%, không đạt mục tiêu 95% miễn dịch phòng bệnh trong cộng đồng,” BS. Dũng cho biết

Bên cạnh đó, trẻ đồng ý tiêm chiến dịch nhưng hoãn tiêm, vắng tại buổi tiêm, chống chỉ định là 6%. Trẻ không đồng ý tham gia tiêm chiến dịch nhưng không cung cấp tiền sử tiêm chủng là gần 9%.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Con trẻ mắc sởi, mẹ cũng cần tiêm ngừa

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi kiểm tra công tác phòng chống sởi tại BV Nhi Đồng 1, TP.HCM

Mặt khác, trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi sởi 1 sẽ được chích vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi, mũi 2 là 18 tháng. BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm -Thần kinh (BV Nhi Đồng 1), cho biết cần phải có một “kế hoạch cho tương lai”, tập trung vào các nhóm chích ngừa nhiều “nguy cơ” như trường học, tiêm ngừa sởi cho trẻ (nhập viện do các bệnh khác) tại bệnh viện trước khi xuất viện, nhóm trẻ gia đình, nhà trọ.

BS. Trương Hữu Khanh vô cùng e ngại khi nêu lên một hiện tượng mà ông gọi đó là “mũi sởi đơn 9 tháng” khi người thành thị chờ mũi dịch vụ chích vào lúc 12 tháng tuổi. Sau đó, phụ huynh được “huấn luyện” chờ đến 3 - 4 năm sau mới tiêm lại mũi 2, như vậy trẻ mất rất nhiều cơ hội tiêm mũi 2 sớm hay thậm chí là không tiêm đủ hai mũi và sẽ mắc sởi.
 

Tiêm chủng ưu tiên cho trẻ dưới 5 tuổi, tập trung tiêm sởi cho đối tượng trẻ 9 tháng tuổi. Tiêm chủng dịch vụ đối với vắc xin sởi - quai bị - rubella theo yêu cầu của nhà sản xuất là tiêm mũi 1 bắt đầu khi trẻ 12 tháng. PGS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, đề nghị, “quyền trong tay Sở Y tế” do đó nếu đơn vị tiêm chủng dịch vụ nào không thực hiện tiêm vắc xin ngừa sởi cho trẻ theo đúng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, Sở Y tế TP.HCM có thể xử lý quyết liệt.

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh sởi bùng phát là do ông bà ngày xưa không tiêm ngừa sởi cho con gái. Sau đó, con gái lớn lên, có con nhưng không có kháng thể truyền cho con nên con cái dễ mắc sởi khi chưa đến 9 tháng tuổi…

Tăng cường lịch tiêm chủng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo: “Các trạm y tế phường/xã cần tạo cơ hội để mỗi tuần đều tổ chức tiêm chủng, tập trung công tác y tế công cộng, phòng bệnh, đặc biệt ở các phường có tỷ lệ mắc bệnh sởi nhiều; dù chỉ có 2 trẻ đến tiêm vào ngày hôm đó. Vì có nhiều lý do khiến trẻ “vuột mất” ngày tiêm ngừa như trẻ sốt, cha mẹ bận, quên...”

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, không quan trọng trẻ ở đâu, mà quan trọng trẻ đã được tiêm chủng chưa. Mất nhiều công sức nhất vẫn là công tác quản lý đối tượng: sinh trên địa bàn, nhập cư, báo xong lại đi…

Bộ trưởng Bộ Y tế: Con trẻ mắc sởi, mẹ cũng cần tiêm ngừa

Nhiều bà mẹ có con mắc sởi không biết mình đã tiêm ngừa chưa. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Kim Tiến khuyến cáo các bà mẹ trẻ cũng cần chích ngừa để phòng bệnh cho lần mang thai sau

Phần mềm quản lý tiêm chủng hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý trẻ trong diện tiêm chủng. Tuy nhiên, việc quản lý các đối tượng tiêm vẫn phải bắt đầu từ thực tế, quản lý từ hộ gia đình cho đến trường học, phối hợp các ngành chức năng như tổ dân phố, công an phường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, việc tiêm ngừa không ngại trẻ ở đâu vì đâu cũng là dân mình; nhưng trên hết vẫn phải tìm cho được trẻ chưa được tiêm ngừa sởi.

Bộ Y tế cũng đang thành lập hội đồng khoa học xem xét việc mở rộng tiêm chủng cho những trẻ chống chỉ định tiêm trước đây như mắc các bệnh lý tim mạch, để giảm số trẻ mắc và tử vong. Nhưng nhóm trẻ này phải được tiêm ở bệnh viện hoặc các cơ sở đủ điều kiện khám chữa bệnh.

Các chuyên gia sẽ thống nhất về các chỉ định và chống chỉ định, cụ thể hoá đối với từng loại vắc xin nhằm mở rộng độ bao phủ chích ngừa, đặc biệt là đối với vắc xin sởi. Vắc xin sởi là một vắc xin gần như không có biến chứng, hiệu lực bảo vệ lên đến 100%.
 

Một ca mắc sởi là một ổ dịch

Sởi là một một bệnh lây dễ nhất trong các loại bệnh truyền nhiễm, nên phải coi một ca bệnh sởi là một “ổ dịch.” Khi một trẻ mắc bệnh cần phải tuyệt đối cách ly, càng sớm càng tốt.

Qua kiểm tra tình hình nhập viện điều trị tại BV Nhi Đồng 1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng lo ngại và yêu cầu di dời ngay Phòng lọc bệnh Mers-CoV/Cúm; bởi lẽ khu vực dù biệt lập, nhưng vẫn nằm chung với khu vực cấp cứu các bệnh nặng như viêm màng não mủ, tim bẩm sinh… Do vậy, nguy cơ mầm bệnh sẽ bám lên quần áo nhân viên y tế, lây truyền trong không khí và truyền sang cho nhiều bệnh nhân nặng, sức yếu khác khá cao.

Cũng trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế sáng 9/3/2019, đại diện UBND Q. Bình Tân khẳng định dịch bệnh tại quận này đang có xu hướng gia tăng, do đó, nếu đến giữa tháng 3, trường nào không đảo bảm phòng chống dịch, tiêm chủng xem xét trách nhiệm trừ phụ cấp, khen thưởng; trường tư thục nào trên địa bàn quận không hợp tác nhằm đảm bảo 100% trẻ được tiêm phòng sởi, cơ sở đó sẽ bị quận xem xét rút giấy phép hoạt động.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:41 | lượt tải:31

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:41 | lượt tải:32

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:114 | lượt tải:50

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:140 | lượt tải:44

1258/TTYT-KD

Về việc yêu cầu báo giá thuốc Hoá dược, chế phẩm

Lượt xem:158 | lượt tải:81
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay10,006
  • Tháng hiện tại130,997
  • Tổng lượt truy cập11,565,147
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây