Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Thường xuyên tổ chức họp Văn phòng Đáp ứng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (Văn phòng EOC) của Bộ Y tế; ngày 20/02/2017, Bộ Y tế đã tổ chức họp Văn phòng EOC với sự tham dự của các Bộ, ngành liên quan để đánh giá nguy cơ, thống nhất triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch cúm gia cầm xâm nhập và lây truyền sang người. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6), ngày 22/02/2017, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chánh Văn phòng EOC đã ban hành quyết định số 39/QĐ-DP kích hoạt Văn phòng EOC để phòng ngừa dịch cúm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta.
Về công tác chuyên môn, củng cố hệ thống phòng xét nghiệm trên toàn quốc, đặc biệt là tại các Trung tâm cúm quốc gia, đến nay nước ta đã chủ động được việc xét nghiệm chẩn đoán xác định các chủng vi rút cúm gia cầm bao gồm cả cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) đồng thời có thể giải trình tự gien để phát hiện sự biến chủng của vi rút.
Triển khai tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, điểm giám sát trọng điểm quốc gia và tại các cơ sở y tế, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ để xác định tác nhân gây bệnh; trong năm 2016 và đầu năm 2017 đã xét nghiệm 3.405 mẫu bệnh phẩm, không phát hiện trường hợp nhiễm vi rút cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) ở người, trong hơn 1 tháng đầu năm 2017 đã giám sát trên 700.000 lượt hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc, Campuchia, không ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc cúm gia cầm ở người.
Duy trì mạng lưới sẵn sàng thu dung, điều trị, cách ly kịp thời các trường hợp nghi ngờ và khi có bệnh nhân giảm thiểu các biến chứng và tử vong. Chỉ đạo sẵn sằng phương tiện cấp cứu, thuốc, vật tư cho cơ sở điều trị; tăng cường hoạt động của các đơn vị huấn luyện, điều trị tại các bệnh viện trung ương để hỗ trợ các tuyến dưới khi có yêu cầu. Thường xuyên kiện toàn các đội đáp ứng nhanh chống dịch tại Bộ Y tế, các Viện khu vực, các địa phương; tổ chức tập huấn về giám sát, điều trị cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) cho cán bộ của ngành y tế và các đơn vị liên quan.
Về công tác truyền thông, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo kịp thời trên website của Bộ Y tế. Tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến, trao đổi trên truyền hình tuyên truyền cho người dân về các chủng vi rút cúm gia cầm, sự nguy hiểm và các biện pháp phòng bệnh, kịp thời giải tỏa các thắc mắc của người dân về các chủng vi rút cúm gia cầm, không để người dân hoang mang, lo lắng, yên tâm sử dụng gia cầm sạch, không sử dụng gia cầm ốm chết, gia cầm không rõ nguồn gốc.
Về hợp tác quốc tế, Bộ Y tế hiện đang thực hiện cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) chia sẻ thường xuyên và kịp thời với Cơ quan đầu mối IHR của các nước về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống chống; tăng cường năng lực thực hiện các chức năng về IHR tại Việt Nam, trong tháng 12/2016 Đoàn đánh giá độc lập của WHO đánh giá nước ta có đủ năng lực đáp ứng với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp. Phối hợp chặt chẽ với WHO, FAO, USCDC trong các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các Tổ chức quốc tế huy động các nguồn lực trong phòng chống, đáp ứng với dịch cúm gia cầm.
Về công tác kiểm tra giám sát, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố đã tổ chức các đoàn công tác trực tiếp do Lãnh đạo Bộ Y tế và các Vụ, Cục, Viện kiểm tra, giám sát về công tác sẵn sàng phòng chống dịch tại các khu vực trọng điểm, vùng biên giới, cửa khẩu tập trung vào công tác chỉ đạo của các địa phương, giám sát, triển khai công tác thu dung điều trị bệnh nhân và đáp ứng tình hình dịch.
Mặc dù hiện nay nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) ở người, tuy nhiên nguy cơ có thể các dịch cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta, lây truyền sang người và gây bùng phát dịch rất cao ở nước ta nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng bệnh chủ động do:
Dịch cúm A(H7N9) ở Trung Quốc, cúm A(H5N1) ở Campuchia đã ghi nhận tại các tỉnh sát biên giới nước ta, hiện tượng gia cầm nhập lậu mặc dù đã được hạn chế song vẫn chưa triệt để, do đó vi rút cúm gia cầm có thể xâm nhập qua gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào nước ta và lây truyền sang người.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm ở nước ta đang gia tăng nhất là trong dịp lễ hội đầu năm, trong khi đó việc đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh trong giết mổ của người dân còn hạn chế, việc sử dụng gia cầm nhập lậu, ốm, chết vẫn còn xảy ra.
Ngoài ra, dịch cúm gia cầm lây truyền sang người có thể bùng phát do chính đàn gia cầm bị lây truyền thông qua các đàn chim hoang dã khó khăn trong việc kiểm soát lây lan ra các đàn gia cầm nuôi. Đồng thời trong thời gian qua, nước ta cũng đã ghi nhận sự lưu hành cúm A(H5N1), A(H5N6) trên đàn gia cầm và cúm A(H5N1) trên người.
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6) sang người, xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Nguồn tin: Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn