Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt có aspirin khi bị sốt xuất huyết

Thứ hai - 14/09/2015 01:13
Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng các nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được.
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết đang điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết đang điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương
Cho đến thời điểm này, dịch sốt xuất huyết đang xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tính từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 29.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tập trung ở các tỉnh, thành phía nam, có 18 trường hợp đã tử vong.

Bệnh gây chảy máu nội tạng

 

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh sốt xuất là bệnh nhiễm vi rút dengue do muỗi truyền sang. Bệnh lưu hành ở 100 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam bệnh lưu hành trên cả nước, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long; Bắc bộ và miền trung ít hơn. 

Do đặc điểm sinh lý của muỗi truyền sốt xuất huyết nên căn cứ vào thời tiết thuận lợi có muỗi là có sốt xuất huyết, bệnh xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền bắc là giữa tháng 9 và tháng 10. 

Sốt xuất huyết có 4 chủng, không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện sốt xuất huyết. Có nhiều dạng khác nhau như nổi ban xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng là nặng nề nhất gây tử vong cao nhất. Tử vong do sốt xuất huyết là do giảm tiểu cầu, tiểu cầu giảm làm cho máu khó đông gây xuất huyết.

Các tuýp sốt xuất huyết ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là dengue 1, triệu chứng lâm sàng nặng nhất thường là dengue 2. Ở Việt Nam năm nay lưu hành dengue này nhưng sang năm lưu hành chủng dengue khác. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày và muộn khoảng 14 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng nên không ai biết. Trung bình khoảng 5 – 10 ngày, thời kỳ nhiều vi rút nhất là thời kỳ sốt. 

Nếu bị nhiễm tuyp 1 có thể mặc tuyp khác. Mắc tuyp nào chỉ có thể miễn dịch suốt đời tuýp đó. Chính vì thế nên đây là khó khăn trong sản xuất vắc xin. Có những bệnh nhân mắc hai lần sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn. 

Khi bị sốt không tùy tiện uống thuốc hạ sốt

Năm nay, theo ông Trần Đắc Phu đã có gần 30.000 trường hợp bị sốt xuất huyết, so với giai đoạn 2010 vẫn thấp hơn. Nguyên nhân do diễn biến thất thường của thời tiết, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các vi rút thay đổi chiếm ưu thế.

Đặc biệt là đô thị hóa nông thôn, di dân. Tại Bình Dương và Đồng Nai có nhiều người mắc nhất. Theo PGS Phu khi đoàn công tác đi kiểm tra thấy rất mất vệ sinh, dụng cụ chứa nước cái nào cũng có bọ gậy, không có thói quen mắc màn. Đô thị hoá giảm sốt rét thì tăng sốt xuất huyết. Biến đổi khí hậu cũng là vấn đề gây ra dịch bệnh, gây thiếu nước ngọt, nước ngập mặn dâng cao, nhà nào cũng có lu chứa nước, tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Các chương trình phòng chống sốt xuất huyết kinh phí giảm; chưa có thói quen diệt lăng quăng ở các hộ gia đình. 

Để giảm tỷ lệ tử vong, ông Phu khuyến cáo khi bị sốt không điều trị tại nhà, khi bị nặng mới đến cơ sở y tế nên rất khó chữa. 

Khi bị sốt, người bệnh tuyệt đối không dùng các nhóm thuốc hạ sốt có chứa aspirin vì trong sốt xuất huyết có hiện tượng chảy máu. 

Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. 

Do vậy, trong sốt xuất huyết, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). 

Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Các chuyên gia đều khuyến cáo khi bị sốt xuất huyết chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) và lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu (rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc). 

Khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2-5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng (750mg cho người 50kg). Một ngày: 2-3 lần (1.500mg-2.250mg).

Tác giả: Khánh Ngọc

Nguồn tin: Infonet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:32 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay8,058
  • Tháng hiện tại201,052
  • Tổng lượt truy cập11,635,202
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây