Tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu

Thứ hai - 06/07/2020 20:06
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn nếu không có miễn dịch, có khả năng gây tử vong cao. Bệnh có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng việc tiêm phòng. Vì vậy, các phụ huynh nên đưa con trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch để phòng bệnh bạch hầu
Trước đây bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước, từ khi vắcxin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắcxin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, ghi nhận 4 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó 1 trường hợp đã tử vong. Trong tháng 6/2020, Việt Nam ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đăk Sor, huyện Krông Nô và 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trong đó có một trẻ tử vong, do được phát hiện muộn. Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu. 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn với nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.

Tại Hà Tĩnh, nhờ tăng cường đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng, nhiều năm qua bệnh bạch hầu được khống chế và trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh bạch hầu. Năm 2019 toàn tỉnh có 19.479 trẻ được tiêm đủ mũi tiêm 3 mũi vắc xin Bạch hầu-ho gà-uốn ván trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đạt tỷ lệ 82,3%; có 21.093 trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi được tiêm nhắc lại liều DPT, đạt tỷ lệ 87,3%. Từ tháng 10/2019, tỉnh Hà Tĩnh thay thế tiêm vắc xin ComBeFive (vắc xin phối hợp 5 trong 1, phòng 5 bệnh:Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ) bằng vắc xin SII. Hiện 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh có 8.293 trẻ được tiêm đủ 3 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib (SII ) cho trẻ dưới 1 tuổi và 6.511 trẻ từ 18 tháng được tiêm mũi DPT. Trước tình hình xuất hiện bệnh nhân tử vong do mắc bệnh bạch hầu tại tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh đã có công văn số 422 ngày 26/6/2020 về việc tăng đôn đốc triển khai công tác TCMR thường xuyên tuyến cơ sở, tăng cường rà soát các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị tạm hoãn do dịch bệnh Covid-19 để thực hiện tiêm bù, tiêm vét đầy đủ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, vì thế người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể thể dự phòng được bằng tiêm văcxin đủ liều và đúng lịch.  Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu DPT-VGB-Hib (SII) đủ mũi tiêm và đúng lịch.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. 

Tác giả: Đoàn Loan

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:23 | lượt tải:26

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:58 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:79 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:77 | lượt tải:56

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:144 | lượt tải:74
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay7,897
  • Tháng hiện tại104,650
  • Tổng lượt truy cập11,812,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây