Phòng tránh bệnh viêm mũi xoang mùa hè

Thứ hai - 06/07/2020 20:10
Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ở nước ta, đôi khi chỉ bắt nguồn từ các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng.
Các nguyên nhân gây viêm xoang.
Các nguyên nhân gây viêm xoang.

Viêm xoang không chỉ xảy khi thời tiết khô, lạnh, thay đổi thường xuyên, tỷ lệ người mắc bệnh còn gia tăng trong mùa hè. Một trong những nguyên nhân chính là sự suy giảm sức đề kháng của niêm mạc hệ thống mũi xoang mà thủ phạm là việc sử dụng điều hòa không đúng, đi bơi lội.

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng... Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.
 

Viêm mũi xoang - do đâu?

Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virus) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả 2), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang thường được xếp thành các nhóm, có thể nguyên nhân đầu tiên là do viêm nhiễm vi khuẩn (thường do bội nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào xoang), virus (đôi khi do nấm, do răng). Nhất là vào mùa nóng tình trạng viêm mũi xoang gia tăng nhiều hơn, nguyên nhân là thói quen sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống đồ lạnh, uống nước đá lạnh.

Thói quen này có thể khiến không ít người bị viêm họng. Mũi và họng lại thông nhau, do đó nếu viêm họng thường xuyên sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập lên mũi, ảnh hưởng đến các hốc xoang. Tiếp theo là tình trạng dị ứng niêm mạc mũi lan dần vào xoang và thường không tách rời viêm mũi dị ứng riêng.

Mùa hè do ô nhiễm môi trường nắng gắt, nếu ai đi bơi có thể nhiễm khuẩn cho hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhất là mũi xoang hoặc có thể do sự kích ứng của niêm mạc với hóa chất (clo). Còn nước ở ao hồ, sông, suối đa phần chứa nhiều vi khuẩn hoặc bị ô nhiễm sẽ không có lợi cho niêm mạc mũi xoang.

Khởi đầu là hiện tượng kích ứng của niêm mạc mũi với clo như: ngứa mũi, cay mũi, thậm chí đau rát mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi... Nếu các kích thích này tồn tại kéo dài 1-2 tuần, các triệu chứng trên ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra viêm mũi xoang còn có nguyên nhân do chấn thương tụ máu xoang có thể nhiễm khuẩn gây viêm. Một số yếu tố thuận lợi: Dị hình vách ngăn, làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất, đái tháo đường... cũng làm tình trạng viêm mũi xoang nặng nề hơn.

Nhiều hệ lụy

Tùy theo từng trường hợp do viêm mũi xoang cấp hay mạn tính người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, nhưng biểu hiện ngạt mũi và chảy dịch mũi là dấu hiệu quan trọng. Ngạt mũi có thể ngạt từng lúc hoặc liên tục một bên hoặc hai bên, có khi ngạt hoàn toàn, dịch mũi có thể là dịch đục hoặc mủ trắng xanh làm hoen ố khăn tay, giấy ăn...

Có trường hợp mủ chảy ra có mùi hôi hoặc thối. Một số người bệnh có thể gặp đau đầu âm ỉ vùng dưới ổ mắt, vùng trán, vùng chẩm sau gáy, đau nhiều vào buổi sáng và đau tăng lên trong đợt viêm cấp. Có bệnh nhân giảm ngửi hoặc mất ngửi thường do viêm, làm phù nề hốc mũi hoặc do polype che kín làm cho không khí không lên được vùng ngửi của mũi. Nhiều trường hợp có dấu hiệu ho kéo dài do mủ từ các xoang chảy xuống gây kích thích vùng họng. Ngoài ra, có thể gặp ù tai, hắt hơi, hơi thở hôi...

Viêm mũi xoang thường không tự khỏi và diễn biến thành viêm mũi xoang mạn hoặc gây các biến chứng của viêm mũi xoang nếu không được điều trị. Một số biến chứng của viêm mũi xoang có thể gặp là viêm kết mạc, viêm bờ mi, áp-xe tuyến lệ, viêm tấy tổ chức liên kết hốc mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Tiếp theo là viêm tai giữa thường do dịch mũi xoang đi qua vòi tai vào tai giữa. Nặng hơn là viêm phế quản, giãn phế nang không hồi phục. Cốt tủy viêm xương hàm trên, xương thái dương. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp-xe não (hiếm gặp) viêm thận, viêm khớp...

Cần làm gì?

Do bệnh kéo dài, dai dẳng và khó chữa nên viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, để phòng tránh viêm mũi xoang tái diễn chúng ta cần lưu ý đến việc hạn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, khí lạnh và các hóa chất độc hại, đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm; vệ sinh mũi hằng ngày theo hướng dẫn của cán bộ y tế; nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng bằng chế độ luyện tập thể thao và ăn uống hợp lý; điều trị các bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh dị ứng.

Không nên tự ý dùng kháng sinh, các thuốc nhỏ mũi khi không có ý kiến của bác sĩ; không sử dụng các loại thuốc, thảo dược không rõ nguồn gốc hoặc không có giấy phép của cơ quan chuyên môn vì có thể gây bệnh nặng hơn hoặc mất đi cơ hội điều trị khỏi viêm mũi xoang.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1170/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Vị thuốc, Dược liệu

Lượt xem:14 | lượt tải:12

1166/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá vi chất dinh dưỡng năm 2024

Lượt xem:58 | lượt tải:18

1088/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy lọc nước nóng lạnh năm 2024

Lượt xem:381 | lượt tải:56

1089/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp máy điều hòa nhiệt độ năm 2024

Lượt xem:359 | lượt tải:48

1090/TTYT

Yêu cầu báo giá hàng hóa: Cung cấp Tivi năm 2024

Lượt xem:369 | lượt tải:58
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay13,845
  • Tháng hiện tại169,073
  • Tổng lượt truy cập11,235,933
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây