Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Tổ dân phố 9, thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Bs. Nguyễn Đức Quảng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi cho biết: “Việc điều trị lao cho trẻ rất khó khăn do phải tuân thủ đúng liệu trình và dùng kết hợp nhiều loại thuốc. Có nhiều loại thuốc ảnh hưởng không tốt đến thể chất và trí tuệ của trẻ như: gây mù màu, gây điếc, thậm trí tổn thương thần kinh. Vì vậy, việc phòng chống lao tốt nhất là các gia đình nên chủ động tiêm vắc xin BCG phòng chống lao cho trẻ càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc lao sau này”.
Toàn tỉnh hiện có 14 bệnh viện có phòng sinh. Sở Y tế đã chỉ đạo tất cả các bệnh viện có phòng sinh chuẩn bị các điều kiện cần thiết và triển khai tiêm từ ngày 15/3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức tập huấn tiêm vắc xin BCG cho tất cả cán bộ làm công tác tiêm chủng tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trong tỉnh; cấp phát hơn 4 nghìn liều vắc xin cho các huyện, để triển khai tiêm tại các bệnh viện và trạm y tế xã. Ngành Y tế cũng đặt ra mục tiêu là đạt tỷ lệ trẻ tiêm BCG tại mỗi bệnh viện triển khai từ 90% trở lên; Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định. Trong năm 2021, dự kiến toàn tỉnh sẽ có 22.027 trẻ được tiêm vắc xin BCG thông qua tiêm tại bệnh viện và trong các đợt tiêm chủng tại trạm y tế.
“Mỗi năm toàn tỉnh có khoảng hơn 20 ngàn mũi tiêm vắc xin phòng chống lao BCG. Tất cả các mũi tiêm đều được thực hiện an toàn. Các cháu sẽ được khám sàng lọc trước khi tiêm và được theo dõi chặt chẽ sau tiêm ít nhất 30 phút tại Bệnh viện và tiếp tục hướng dẫn mẹ theo dõi 24 giờ đến 48 giờ sau tiêm chủng”, Ts. Tâm cho biết thêm.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm phòng lao BCG bao gồm: trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
Các trường hợp hoãn tiêm chủng BCG phòng lao: Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang sốt. Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch. Cân nặng dưới 2.000g. Trẻ có tuổi thai < 34 tuần …
Để đảm bảo trẻ có thể trạng tốt khi đi tiêm chủng và hạn chế các phản ứng sau tiêm vắc xin, phụ huynh cần lưu ý: Không để trẻ bị đói trước khi đi tiêm chủng. Cần chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm chủng. Hỏi cán bộ y tế loại vắc xin trẻ được tiêm.
Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm) thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.
Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…phải cấp cứu ngay.
Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, phụ huynh cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần nán lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn