Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực, chớ coi thường!

Thứ sáu - 05/07/2019 03:24
Đôi mắt là cửa sổ mở ra thế giới. Khi các cửa sổ này trở nên mờ và không còn rõ, người bệnh có thể cảm thấy bị cô lập.
Những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực, chớ coi thường!

Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực khi một người vượt qua mốc 40 tuổi, theo Reader’s Digest.

1. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể ở người cao tuổi từ 65 tuổi là từ 50 - 70% và thường được mô tả là nhìn mờ.

Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực hoàn toàn.

Ngoài tuổi cao, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím và viêm mắt nặng cũng là nguyên nhân.

Đặc biệt cần chú ý: Dùng lâu dài các loại thuốc như corticoid (nhỏ hoặc uống), thuốc chống loạn nhịp tim Amilodarone, thuốc hạ mỡ máu Simvastatin, thuốc chống trầm cảm Phenothiazine làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, theo Reader’s Digest.

2. Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 60 tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm giảm chất lượng thị lực, tầm nhìn trung tâm mờ và giảm phân biệt màu sắc, theo Reader’s Digest.

Có hai loại thoái hóa điểm vàng, loại ướt và loại khô. Trong khi không có cách chữa trị cho loại khô, loại ướt có thể được điều trị bằng tiêm, laser quang hóa võng mạc, dùng kính tiếp xúc có thể cấy ghép được hoặc thay thủy tinh thể.

3. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống, xảy ra khi áp lực thủy dịch bên trong nhãn cầu tăng cao, áp lực lên mắt.

Bệnh này thường gặp nhiều ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên và rất nguy hiểm vì khó phát hiện sớm và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Các triệu chứng bao gồm: đau mắt dữ dội, buồn nôn, đau mắt đỏ, nhức đầu, nhạy cảm trong và xung quanh mắt, nhìn thấy các vòng màu xung quanh bóng đèn vào ban đêm và nhìn mờ, đau nhức trong mắt và xung quanh mắt, đau nhiều vào buổi tối, đôi khi đau dữ dội gây nôn mửa, theo Reader’s Digest.

Nếu thấy những biểu hiện này, nên đi khám ngay.

4. Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường, gây ra bởi lượng đường trong máu cao, gây tổn hại võng mạc mắt.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm mờ mắt, gặp vấn đề khi nhìn vào ban đêm và các điểm tối trong tầm nhìn trung tâm. Có thể mất vài năm mới suy giảm thị lực nghiêm trọng, theo Reader’s Digest.

Các phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc tiểu đường là điều trị bằng laser, tiêm mắt và phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo.

5. Lão thị

Khi mắt già đi, thủy tinh thể dần cứng lại và mất tính đàn hồi. Quá trình này được gọi là viễn thị và thường bắt đầu phát triển sau tuổi 40.

Hãy tưởng tượng một quả bóng được thổi lên và xì hơi. Theo thời gian, quả bóng sẽ dần mất đi tuổi xuân. Điều tương tự cũng xảy ra với thủy tinh thể.

Những người sống với viễn thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở gần và có xu hướng đưa vật ra xa để nhìn, theo Reader’s Digest.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:32 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:121 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:148 | lượt tải:49
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay6,174
  • Tháng hiện tại201,768
  • Tổng lượt truy cập11,635,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây