Những điều cần biết về bệnh suy tim

Thứ năm - 28/09/2017 04:24
Suy tim là tình trạng bệnh lý co bóp của trái tim không đạt hiệu quả như mong muốn, theo nhu cầu của cơ thể. Đây là một bệnh khá phổ biến và rất nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, do: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, tăng huyết áp mạn tính, loạn nhịp tim, hay suy tim do bệnh phổi mạn tính… Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như suy tim do thừa dịch, do thiếu vitamin B1, người nghiện rượu, người suy dinh dưỡng… cũng có nguy cơ bị suy tim. Tuy nhiên trong thực tế tại các nơi khám bệnh, khoảng 40% các trường hợp suy tim không thể tìm được nguyên nhân cụ thể.

Ảnh

 

Các biểu hiện của suy tim:

Khó thở: cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, ngột thở là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Trong suy tim cấp thì khó thở xuất hiện đột ngột và nặng lên nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Còn trong suy tim mạn tính thì biểu hiện khó thở tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của suy tim. Ban đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ một quãng đường dài, mang vác vật nặng hoặc khi sinh hoạt tình dục. Về sau khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ làm cho người bệnh phải ngồi dậy để thở.

Triệu chứng phù:

Biểu hiện phù trong suy tim là hậu quả của ứ trệ nước trong cơ thể. Ban đầu, phù thường kín đáo ở mắt cá hoặc mu chân, với đặc điểm là mềm ấn ngón tay sẽ lõm và khi bỏ ngón tay ra vết lõm tồn tại lâu mới hồi phục, phù rõ về cuối ngày và nhẹ về sáng sớm. Khi bệnh tiến triển mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, phù sẽ tăng dần và rất dễ nhận biết. Phù thường đi kèm với khó thở.

Các biểu hiện khác:

Mệt mỏi, khó ngủ về đêm vì khó thở, ho kéo dài không có đờm, đi tiểu nhiều về đêm, chướng bụng, chán ăn, suy giảm trí nhớ…

Đối với bệnh nhân suy tim cần thực hiện chế độ ăn giảm muối, tránh mì chính, bột ngọt, các đồ chế biến sẵn; hạn chế lượng nước nhất là khi bệnh nặng. Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì; không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu; không hút thuốc lá.

Thực hiện hoạt động thể lực phù hợp, tránh gây quá tải cho tim. Biện pháp dễ làm nhất và có hiệu quả là đi bộ, bắt đầu từ từ và tăng dần. Dừng ngay các hoạt động thể lực như bơi, đi bộ nhanh, mang vác vật nặng hoặc sinh hoạt tình dục mà thấy hơi khó thở, đau ngực hoặc hoa mắt.  Theo dõi cân nặng; Uống thuốc đều theo đơn, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Đi khám ngay: Nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.

Tác giả: Thu Hòa

Nguồn tin: Sở Y tế Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:33 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:48 | lượt tải:38

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:122 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:149 | lượt tải:49
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay8,755
  • Tháng hiện tại206,980
  • Tổng lượt truy cập11,641,130
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây