Hiểm họa từ việc bù nước điện giải không đúng cách

Thứ ba - 12/09/2017 19:44
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thanh (Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội), hôm nay, khi ngồi trao đổi cùng một bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ Thanh thấy thật bất ngờ vì câu chuyện của chị. 
Hiểm họa từ việc bù nước điện giải không đúng cách
Một bệnh nhi sốt, tiêu chảy mất nước, đã được bác sĩ khám, kê đơn dung dịch bù nước điện giải (thông thường là Oresol, Hydrite...) và hướng dẫn bà mẹ về nhà cho bé uống, theo dõi triệu chứng. Kết quả là bà mẹ mang cháu đến trong tình trạng trụy tim mạch, không cứu được

Tất cả mọi người đều xót xa và sốc khi biết lý do bà mẹ ra hiệu thuốc mua các thuốc theo đơn nhưng lại được chủ quầy thuốc giới thiệu "thực phẩm chức năng" dạng dung dịch để bù nước, không rõ là loại gì. Khi về nhà cho bé uống nhưng triệu chứng cứ xấu dần đi cho đến khi hoảng hốt phát hiện cháu lờ đờ không phản ứng.

Câu chuyện chưa được xác thực, nhưng nếu điều đó đúng thì quả thực nguy hiểm với hai lý do: thứ nhất là việc tự kê thuốc cho bệnh nhân của quầy thuốc, thứ hai là "thực phẩm chức năng" điều trị mất nước. Chắc chỉ có ở Việt Nam!

Bác sĩ Thanh đã thử kiểm tra thì thấy một số sản phẩm dạng này có công thức không tương tự như Oresol hay các thuốc hoặc dung dịch bù nước điện giải thông thường khác, điều này rất nguy hiểm. Quy trình đăng ký của những "thực phẩm" dạng như thế này cần xem xét lại.
 
Anhr

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cách đây vài năm, tại Phòng khám Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận một bé trai 20 tháng tuổi trong tình trạng sốt, co giật, vật vã kích thích. Hỏi bệnh sử và khám, bác sĩ phát hiện cháu bé bị tiêu chảy và được mẹ cho uống dung dịch Oresol nhưng pha sai nồng độ...

Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng của trẻ. Oresol với thành phần là muối, đường… khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi.

Trong khi đó, nếu Oresol lại được pha đặc hơn so với khuyến cáo nên khi trẻ uống không khác gì uống một cốc nước muối. Khi uống Oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường (bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau). Do nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước nên bị “teo” lại.

Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Điều nguy hiểm nhất là khi tế bào não bị “teo” gây tổn thương não khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích nặng hơn nữa thì hôn mê,... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

Vì hiểu biết không cặn kẽ hoặc “sáng tạo” quá mức, một số người đã biến dung dịch Oresol - một phát minh cứu sống hàng triệu trẻ tiêu chảy thành một hỗn chất gây hại cho trẻ. 

Lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Phương Thanh cho các bà mẹ

1. Hãy mua theo đúng đơn của bác sĩ, nghĩa là đó là thuốc (thuốc sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ hơn TPCN). Có thể lựa chọn các sản phẩm thay thế có thương hiệu hoặc trước đó đã được sử dụng không có vấn đề gì. Ví dụ bù nước đường uống thì Oresol là nổi tiếng nhất. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về công thức (thường chứa muối Nacl, KCl, natri citrat, glucose) thì cần tìm hiểu, thông báo và không được dùng cho trẻ đang mất nước, sẽ có thể nguy hiểm cho bé.

2. Đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.

3. Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24h, bảo quản kĩ càng tránh nhiễm bẩn. Lí do là dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu, điều này cũng gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Nếu để tủ lạnh bạn có thể để lâu hơn nhưng theo mình cũng chỉ 24 giờ thôi, thuốc này rẻ không cần quá tiết kiệm.

4. Không được chia nhỏ gói thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.

5. Không được đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

6. Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ. Nên pha với nước lọc đun sôi để nguội.

7. Bà mẹ phải có kĩ năng theo dõi các dấu hiệu triệu chứng của trẻ: như phát hiện mất nước, khả năng đáp ứng, dấu hiệu nguy hiểm... những kiến thức này sẽ được bác sĩ trao đổi tuy nhiên hãy tự tìm hiểu vì thông tin dạng này rất sẵn có. Bất cứ nghi ngờ dấu hiệu nặng nào cũng cần thông báo và xử trí kịp thời vì khi đó có thể phải bù bằng đường tĩnh mạch và các can thiệp khác.

8. Đừng chủ quan với việc bù nước và điện giải cho trẻ!

Tác giả: Hà Phương

Nguồn tin: Bác sỹ nội trú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

1562/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá Test khí máu

Lượt xem:27 | lượt tải:29

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:60 | lượt tải:41

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:81 | lượt tải:58

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:78 | lượt tải:57

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:146 | lượt tải:74
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay4,369
  • Tháng hiện tại114,172
  • Tổng lượt truy cập11,822,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây