Bệnh đái tháo đường: Những biến chứng âm thầm và nguy hiểm

Thứ ba - 07/08/2018 20:25
Biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ) có thể cực kỳ nghiêm trọng nhưng lại hết sức thầm lặng, cho tới khi có biểu hiện ra ngoài để bệnh nhân nhận thấy rõ thì đã ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, các biến chứng này hoàn toàn có thể phòng được…

Viêm răng lợi

Bệnh nhân mắc ĐTĐ không có lượng nước bọt nhiều và rất dễ gặp tình trạng khô miệng. Điều đó dẫn tới nguy cơ cao của viêm răng lợi. Điều bạn cần là duy trì đường huyết bình thường và thường xuyên kiểm tra răng lợi.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Khoảng 10% người mắc ĐTĐ có nhiễm khuẩn tiết niệu, gấp đôi số người không mắc ĐTĐ. Đường có trong nước tiểu ở người ĐTĐ trở thành thức ăn cho vi khuẩn. ĐTĐ cũng gây nên sự tổn thương thần kinh bàng quang và gây tình trạng nước tiểu tồn dư, do đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh biến chứng nguy hiểm.

Suy giảm khả năng tình dục

ĐTĐ làm tổn thương mạch máu và thần kinh. Có hơn 50% đàn ông mắc ĐTĐ mắc rối loạn cương dương vì dương vật đòi hỏi những mạch máu khỏe mạnh mà bệnh ĐTĐ sẽ làm tổn thương mạch máu của người bệnh từng ngày. Có 35% phụ nữ mắc ĐTĐ suy giảm chức năng tình dục bao gồm giảm ham muốn, đau hay khó đạt khoái cảm.

Trí nhớ và tinh thần suy giảm

Hàng loạt nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa ĐTĐ týp 2 và nguy cơ cao trong nhận thức hay sa sút trí tuệ. Người trên 60 tuổi mắc ĐTĐ týp 2 thì có 70% phát triển sa sút trí tuệ sớm hơn 11 năm so với người bình thường. Lý do được chấp nhận là ĐTĐ làm tổn thương mạch máu ở não và ảnh hưởng tới dòng chảy cũng như cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não.

Dễ rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm

Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người ĐTĐ cao hơn 2 - 3 lần so với người bình thường. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng: ĐTĐ và tình trạng trầm cảm có tác động 2 chiều lẫn nhau. Nhiều phần cụ thể trong não bộ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi của mức đường huyết trong cơ thể. Người mắc trầm cảm lại làm tăng các hormon như cortisol và hormon này lại liên quan đến việc tăng đường huyết, tăng kháng insulin và cả tăng chu vi vòng bụng.

Khó tiêu, buồn nôn hay đầy bụng sau ăn

ĐTĐ ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh phế vị - dây thần kinh kiểm soát sự di chuyển của thức ăn trong hệ thống ống tiêu hóa. Khi dây thần kinh này làm việc không tốt thì thức ăn sẽ mất thời gian lâu hơn để rời khỏi dạ dày và dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn, ói mửa, đầy bụng hay biếng ăn. Nếu bạn có biến chứng liệt dạ dày thì bác sĩ của bạn sẽ khuyên nên ăn các bữa nhỏ và tránh những thức ăn quá nhiều chất béo hay chất xơ. Bạn có thể cần thay đổi hoặc chỉnh liều thuốc bao gồm cả thời gian và liều insulin.

Thị lực suy giảm

Trong thời gian ngắn, sự biến động của mức đường huyết làm thủy tinh thể phồng lên sẽ làm giảm thị lực, nhìn mờ. Nhưng mắt sẽ điều chỉnh, phục hồi trong vài tuần. Tuy nhiên, nếu thời gian dài, ĐTĐ tăng nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn mà chúng ta vẫn biết đó là bệnh mắt ĐTĐ do tổn thương các vi mạch trong võng mạc, đục thủy tinh thể, glaucoma. Chính vì vậy, lời khuyên cho các bệnh nhân ĐTĐ là khám mắt hàng năm (6 tháng - 1 năm/lần) để phát hiện sớm nhất những tổn thương ở mắt.

Dễ mắc hiện tượng ngưng thở khi ngủ

Người mắc ĐTĐ dễ gặp hiện tượng ngưng thở khi ngủ hơn những người bình thường.  Trước đây, các bác sĩ thường nghĩ hiện tượng này chỉ gặp ở người béo hay thừa cân nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy kể cả với người gầy nhưng có hiện tượng kháng insulin thì cũng dễ mắc hiện tượng này hơn bình thường. Đây là hiện tượng bạn có những cơn ngừng thở khi ngủ lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó làm tăng nguy cơ của các tình trạng nguy hiểm khác bao gồm các bệnh lý tim mạch. Cách điều trị hiện nay là sử dụng mặt nạ thở giúp đường thông khí luôn mở.

Biến chứng bàn chân

Biến chứng bàn chân có thể coi là thảm họa với bệnh nhân ĐTĐ. Sự tổn thương thần kinh vùng bàn chân làm mất cảm giác đau, nóng lạnh hay những vết phỏng rộp do đôi giày mới. Do người bệnh không nhận ra những tổn thương nhỏ nên đôi chân dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng sâu hơn, cộng thêm việc các mạch máu tổn thương do mức đường huyết cao thì những vết thương lại càng khó liền hơn. Tình huống xấu nhất là cắt cụt bàn chân.

Việc kiểm tra bàn chân mỗi ngày, giữ sạch, dùng kem có tác dụng rất quan trọng.  Đồng thời, nên đến các phòng khám bàn chân để khám kiểm tra tình trạng mạch máu, thần kinh ngoại vi, sàng lọc các dấu hiệu tiền loét ít nhất 6 tháng - 1 năm/lần. Những người có tiền sử loét chân cần được thăm khám tại phòng khám bàn chân ít nhất 3 tháng/lần.

Vấn đề về tim mạch

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là cao gấp từ 2 - 3 lần ở người ĐTĐ. Mạch máu của người mắc ĐTĐ đã bị tổn thương và càng trở nên dễ tổn thương hơn nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Để hạn chế được tình trạng này, bệnh nhân ĐTĐ nên duy trì lối sống lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu: dừng hút thuốc, giảm cân nếu bạn thừa cân, duy trì mức huyết áp và mỡ máu bình thường, tập thể dục và giữ mức đường huyết ổn định.

Nguồn tin: Báo Sức khỏe & đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

DSHTTHKCB

Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh

Lượt xem:34 | lượt tải:25

THUCHANH_T10_L2

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (T10/2024 đợt 2)

Lượt xem:52 | lượt tải:39

1393/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:51 | lượt tải:36

1375/TTYT-KD

Về việc cung cấp báo giá máy giặt

Lượt xem:122 | lượt tải:58

1262/TTYT-KD

Yêu cầu báo giá gói tư vấn đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc YHCT năm 2025-2026

Lượt xem:149 | lượt tải:51
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay7,125
  • Tháng hiện tại211,474
  • Tổng lượt truy cập11,645,624
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây